Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 65)

2.3.2.1. Hệ thống văn bản quản lý tài chính còn chưa đầy đủ

"Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì các trường THCS là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên”. Do vậy, các trường THCS ở mức độ tự chủ còn thấp, kinh phí hoạt động còn dựa nhiều vào nguồn NSNN, trong đó phụ thuộc nhiều nhất là việc chi lương cho cán bộ, giáo viên và chi đầu tư phát triển.

“Nghị định 16/2015/NĐ-CP” được ban hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể nên các các trường THCS ở Việt Trì vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hiện hành về tự chủ trong các lĩnh vực.

2.3.2.2. Lập dự toán chưa sát với thực tế

Hiện nay, công tác lập dự toán của các trường vẫn chưa sát với thực thế, đều mang tính chất dàn trải, còn nhiều bất cập, đặc biệt là các nguồn thu của NSNN mang tính dàn trải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn thu của NSNN (khả năng ngân sách). Công tác lập dự toán thu chi NSNN của các trường

cố chỗ thiếu, có chỗ thừa.. Mặt khác, dự toán chi lập cho các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp hiện nay chỉ dựa vào số cán bộ giáo viên, giáo viên 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công quản lý, trong khi quỹ lương không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, cán bộ hiện có mà còn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, giáo viên hợp đồng.

Hiện nay đối với các trường THCS tại các địa phương thì nguồn kinh phí xã hội hóa hoặc giao tự chủ cho các trường chưa được thực hiện như các trường đại học, cao đẳng. Các trường THCS tuy được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, được thực hiện xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng vẫn được Nhà nước và địa phương hỗ trợ với nguồn NSNN dành cho giáo dục phổ thông và ngân sách địa phương hỗ trợ. Các nguồn NSNN và địa phương hỗ trợ cho giáo dục phổ thông chủ yếu là các khoản hỗ trợ cho lương của cán bộ, giáo viên, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của giáo viên và học sinh các trường THCS.

Dự toán ngân sách chưa được kịp thời, nguồn kinh phí chậm trễ cũng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị.

2.3.2.3. Quản lý tình trạng chi vẫn còn nhiều thiếu sót

NS đầu tư cho ngành giáo dục và đào tạo hiện nay mặc dù đã được ưu tiên, nhưng còn rất nhiều hạn chế về định mức chi chưa xác định theo yêu cầu thực tế mà gò ép theo khả năng NSNN vì vậy công tác phân bổ sao cho hợp lý lại trở nên rất khó khăn, gần như các trường THCS chỉ đủ kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, chưa có điều kiện trang bị phương tiện hiện đại cho dạy và học, ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giáo dục.

Các trường mặc dù đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng đó chủ yếu là ý kiến quyết định của hiệu trưởng, chưa được đóng góp của nhiêu công nhân viên trong nhà trường . Hoạt động chi trả cho công nhân viên tăng thêm còn mang tính bình quân chưa khuyến khích được cán bộ trong trường.

Tình trạng dùng các nguồn phí ở các trường còn tình trạng không đúng mục đích, tính chất cho nên dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ chi theo kế hoạch được duyệt còn chậm.

Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT, các trường THCS phải lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan tài quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp theo đúng thời hạn từng quý và từng tháng.

2.3.2.4. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, mang nặng tính hình thức

Trong vài năm trở lại đây thì tình trạng vi phạm tại các trường THCS về quản lý tài chính đã được cải thiện nhưng vẫn còn vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời như trong quá trình tổ chức thực hiện thì một số trường có mở sổ kế toán theo dõi nhưng không cộng sổ tổng thu – chi phát sinh trong tháng, cuối tháng không có sự kiểm tra đối chiếu sổ kế toán tiền mặt giữa chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ,... Việc thực hiện quản lý tài chính của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các sự nghiệp công lập thì các trường phải thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng đến hết năm 2018 và sang đầu năm 2019 thì còn một số trường THCS vẫn chưa có hoặc xây dựng chưa đúng với yêu cầu, lập và giao dự toán chưa sát với thực tế, giao kinh phí chi thường xuyên bao gồm cả chi không thường xuyên, xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp, dẫn đến cấp kinh phí không chính xác; quản lý các hoạt động còn nhiều sai sót, thiếu hướng dẫn; không kê khai, nộp thuế hoặc kê khai thiếu dẫn đến nộp thuế thiếu. Qua khảo sát thực tế, việc thực hiện công khai tài chính tại các trường THCS đã được thực hiện theo như quy định. Tuy nhiên, trong thực tế thì các trường THCS chỉ thực hiện báo cáo công khai về tài chính trước các cuộc họp tổng kết học kỳ, năm học trước cán bộ giáo viên trong trường nhưng việc thực hiện báo cáo công khai tài chính về việc thực hiện các khoản thu, chi tài chính từ nguồn xã hội hóa với phụ huynh học sinh là hầu như không có, hoặc nếu có thì cũng chỉ là các báo cáo qua loa, sơ sài và thiếu công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w