Cácnhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 32 - 33)

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, tài

nguyên, khí hậu…) thuận lợi sẽ hỗ trợ QLNN đối vớiCCN trên các phương diện: phát hiệnnhu cầu; giảm nhẹ hỗ trợ tài chính; giảm thiểu các vướng mắc cần tháo gỡ, làm cho các CCN hoạt động hiệu quả góp phần hỗ trợ thu ngân sách nhà nước. Ngược lại, sẽ gây ra khó khăn trongQLNN khi phải ưu tiên nguồn lực, hỗ trợ nhiều mặt, đầu tư lớn cho CCN, trong khi chưa thể chắc chắn về tính hiệu quả của CCN.

1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Để quy hoạch, hình thành và phát triển

các CCN, chính quyền địa phương phải phảilàm tốt vai trò định hướng, hỗ trợ nhiều mặt để giúp CCN hình thànhvà phát triển. Nếu xây dựng CCN ở các vùng chưa đủ điều kiện, chất lượng nguồnnhân lực thấp, vừa thiếu, vừa yếu, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả đầu tư và ngược lại...

1.3.1.3. Hệ thống pháp luật: Hệ thống phápluật điều chỉnh đối với các

KCN, CCN khá đa dạng, bao phủ mọi mặt hoạt động của KCN,CCN gồm:

“Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường…” và các nghị định, thông tư…chứa đựng nộidung,

phương thức quản lý,trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đối với KCN,CCN.

1.3.1.4. Quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới: Trong tiến

trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, các yếu tố từ bên ngoài tác động mạnh đến mọi mặt của kinh tế trong nước, đến QLNN về kinh tế, trong đó có QLNN đối với các KCN. Đó là yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách TTHC, xóa bỏ những lực cản vô hình trong hoạt động quản lý, thúc đẩy hoàn thiện QLNN theo xu thế và chuẩn mực quốc tế nhằm thu hút các DN nước ngoài đầu tư vào các KCN.

1.3.1.5. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các CCN trong nước trong tỉnh:

Việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014 đã tạo cho chính quyền địa phương sự chủ động trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, do điều tiết vĩ mô chưa thống nhất nên có tình trạng các địa phương (vì lợi ích cục bộ) ban hành nhiều ưu đãi đặc thù để thu hút đầu tư bằng mọi giá trong khi chưa quan tâm đến các giải pháp PTBV. Mặc dù trong ngắn hạn, các ưu đãi này có thể đem lại cho địa phương những lợi ích nhất định, góp phần tạo nên sự tăng trưởng về kinh tế nhưng trong dài hạn sự tăng trưởng nóng, thiếu bền vững có thể gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, QLNN phải điều chỉnh được phương thức cạnh tranh theo hướng đem lại hiệu quả trong dài hạn cho kinh tế địa phương để vừa thu hút được đầu tư, vừa đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch tổng thể về CCN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 32 - 33)