Kinh nghiệm QLNNđối vớicác KCN, CCNở tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 35 - 36)

Xuất phát điểm Nam Định là một tỉnh nghèothuần nông, ngư nghiệp, công nghiệp chủ yếu là tiểu thủ công như dệt may, cơ khí, đồ mộc, đúc đồng, thu nhập bìnhquân đầu người thấp, hàng năm phải xin hỗ trợ ngân sách từ Trung ương. So với các tỉnh trong vùng, Nam Định cũng là tỉnh có điểm xuất p hát thấp, phát triển công nghiệp muộn hơn, tuy nhiên, đến nay với sự đầu tư phát triển các KCN, CCN, Nam Định đã và đang vươn lên trở thành trung tâm

của đồng bằng nam Sông Hồng.

Tháng 11 năm 2003 Banquản lý các KCN, CCN của tỉnh Nam Định được thành lập và hoạt động. Chỉ sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, CCN đã đạt được các thành quả như, thành lập được 12 KCN, và 2 CCN đóng tầu thủy thu hút được 74 dự ánđược cấp phép hoạt động với mức vốn đăng ký 2.854,8 tỷ đồng và58,6 triệu USD, diện tíchđất quy hoạch cho các dự án là 200ha.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 9 KCNvới tổng diện tích trên 2.000 ha, trong đó có 4 KCNđã đi vào hoạt động. Hết năm 2020, các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá như: ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2015 – 2020 toàn tỉnh đã thu hút được 506 dự án đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng vốn. Trong năm 2021, Nam Định tiếp tục kêu gọi 36 dự án gồm khu kinh tế Ninh Cơ, khu công nghiệp Mỹ Trung, khu công nghiệp Hồng Tiến.

Để đạt được những thành công trên tỉnh Nam Định đã rút ra bài học rất quan trọng:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, thông tin liên lạc được đầu tư đồng bộ, thu hút nhà đầu tư. Ngoài ra yếu tố lâu dài tỉnh xây dựng là cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư thông thoáng thu hút nhà đầu tư.

Năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong các ban quản lý KCN, CCN từng bước được nâng cao. Tỉnh thường xuyên cử cán bộ QLNN tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, chuyên môn và kỹ năng xử lý công việc. Tổ chức các chuyến thực tế học hỏi mô hình, kinh nghiệm của các tỉnh để rút kinh nghiệm cho địa phương. Điều này cho thấy, dù là tỉnh đi sau nhưng Nam Định đã có những chủ trương, chính sách hợp lý, giúp rút ngắn thời gian, khoảng cách phát triển với các tỉnh đi trước.

1.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước các khu công nghiệp và cụmcông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w