- Đốivới các thủtục đầu tư:
2.3. Đánh giá côngtác quảnlý nhà nước đốivới Cụm công nghiệp Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp
Về quy hoạch KCN: Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch CCN theo từng giai
đoạn (đến năm 2010, năm 2020), cơbản phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo tiền đề thu hút đầu tư; việc tổ chức thực hiện quy hoạch được tiến hành linh hoạt; hạn chế tối đa tình trạng triển khai quy hoạch không đồng bộ, gây lãng phí nguồn lực đầu tư; kế hoạch xây dựng và phát triển CCN được xây dựng kịp thời, cơ bản có tầm nhìn và chiều sâu.
Về thực hiện quy hoạch: Các DN trong CCN tuân thủ nghiêm quy hoạch
được phê duyệt, không có tình trạng vi phạm quy hoạch đến mức phải xử lý. Quy hoạch các phân khu chức năng và quy hoạch ngành nghề được các DN chấp hành tuyệt đối.
2.3.1.2. Thu hút, tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp
Về hỗ trợ thành lập, đầu tư, xây dựng KCN: Các cơ chế, chính sách ưu đãi
của Nhà nước dành cho CCN đã từng bước được chính quyền tỉnh Phú Thọ cụ thể hóa để phù hợp với thực tiễn, nổi bật là cơ chế thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đem lại chuyển biến tích cực, tạo niềm tin và sức thuyết phục để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào CCN Đồng Lạng.
Về giải quyết TTHC: TTHC đã thay đổi căn bản theo hướng đơn giản hoá,
công khai, minh bạch; đa dạng hóa phương thức trao đổi, kết nối giữa cơ quan QLNN và DN; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng đối với DN; số TTHC đã đưa vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh đạt tỷ lệ cao (92%), trong đó số TTHC thực hiện theo nguyên tắc 4 tại chỗ “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả” ngay tại Trung tâm HCC tỉnh cũng đạt tới 95,4% trên tổng số TTHC thực hiện tại Trung tâm.
Kết quả khảo sát thông qua các 4 nhóm tiêu chí: tiếp cận dịch vụ; TTHC công; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và tiếp nhận; xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị cho thấy chất lượng giải quyết các TTHC đã thay đổi tích cực theo hướng kiến tạo, phục vụ DN. Kết quả đánh giá của các DN đối với chất lượng điều hành của Ban Quản lý các KCN trong các năm từ 2018 - 2020 cũng cho thấy có sự cải thiện đáng kể. Điều này khẳng định chính quyền tỉnh Phú Thọ đang thực hiện tốt các TTHC đối với các DN trong CCN. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết TTHC của cán bộ được tiến hành thường xuyên, đảm bảo công khai, minh bạch, góp phần bảo đảm các TTHC được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian, giảm thiểu nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu.
2.3.1.3. Quản lý và phát triển Cụm công nghiệp đã hình thành
triển khai XDCB, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng cơ bản đã đi vào nề nếp hơn những năm trước. Các dự án đầu tư xây dựngthực hiện đúng thủ tục, thỏa thuận tổng mặt bằng, đấu nối kết cấu hạtầng với Ban quản lý các KCN trước khi thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Thực hiện thi công xây dựng đúng giấy phép xây dựng được cấp, chất lượng công trình đảm bảo, tiến độ xâydựng cơ bản đáp ứng theo tiến độ đăng ký đầu tư; thực hiện đúng các thủ tục về nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Tình trạng xây dựng cơi nới cơ bản được chấm dứt.
Về thực hiện các quyđịnh của pháp luật trong KCN: Các quyđịnh pháp
luật liên quan đến lao động và môi trường được các DN tuân thủ khá nghiêm túc, thể hiện ở tỷ lệ rất cao các DNchấp hành xây dựng hệ thống thang bảng lương, nội quy, quy định, thoả ước lao động tập thể; thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, BHXH, BHYT, chính sách tiền lương, thưởng, chế độ nghỉ lễ, tết...
Công tác bảo vệmôi trường trong CCN đã có nhiều chuyển biến tích
cực, nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp từng bước được nâng lên, đa phần các doanh nghiệp đã tích cực, chủ động phòng, chống, khắc phục các sự cố môi trường; tình trạngô nhiễm và sự cố môi trường đã được hạn chế và không xảy ra. Cơ bản các doanh nghiệp đã thực hiện các nội dung theo ĐTM được duyệt đã đầu tư và vận hành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của nhà máy,thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp phát sinh nước thải đặc thù đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo và tiếp tục vận hành tốt hệ thốngxử lý nước thải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của CCN hoặc thải ra môi trường.
Về thanh tra, kiểmtra: Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động
của các DN trong CCN và doanh nghiệp CCN được tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình đã góp phần phát hiện, chấnchỉnh, kiểm soát và xử lý vi phạm,
tạo môi trường đầu tư minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo hài hòa quyền lợi cho DN, người lao động và Nhànước.
2.3.2. Hạn chế
2.3.2.1. Xây dựngvà thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp
Hiện tại, quy hoạch pháttriển CCN của tỉnh chủ yếu tập trung vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, chưa gắn với liên kết ngành, vùng, theo chuỗi giá trị... chưa đặt trong quy hoạch tổng thể gắn với các quy hoạch ngành khác.
Việc xây dựng quy hoạch phát triểnCCN đến 2020, tầm nhìn đến 2030 chưa thực sự dựa trên nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành, lĩnh vực và của địa phương,chưa theo hướng tăng liên kết giữa các doanh nghiệp CCN. Một số quy hoạch không phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến bỏ trống đất đai, gâylãng phí.
Còn tình trạng DN xây dựng, cho thuê đất sai quy hoạch, đã cho thuê hết đất công nghiệp nhưng mới nộp ngân sách một phần, hiện đang cơ quan Thuế đang cưỡng chế thu (Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Đồng Lạng -Tasco (Chủ đầu tư hạ tầng))
2.3.2.2. Thu hút, tạo nguồn vốn đầu tư hạ tầng Cụmcông nghiệp
Các chính sách nhằm hỗ trợ thành lập, đầutư, xây dựng CCN của tỉnh còn bộc lộ một số bất cập. Cụ thể:
- Về ưu đãi đầu tư vào CCN: chưa có cơ chế, chính sách đặc thù trong ưu đãi, thu hút đối với CCN Đồng Lạng. Có trường hợp Công ty TNHH bao bì Quang Hưng đã hết hạn dự án tại Giấychứng nhận đăng ký đầu tư (Ban quản lý các Khu công nghiệp đã thông báo để công ty thanh lý dự án), Công ty có nhu cầu tiếp tục hoạt độngsản xuất kinh doanh, nhưng do trong CCN Đồng Lạng không được thu hút dự án trong nước nên không có cơ sở để điều chỉnh dự án cho nhà đầu tư.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách tuổi đời còn trẻ, thiếukinh nghiệm thực tế, hạn chế về ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng tiếng Hàn...). Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, chậm được cải thiện, lợi thế, năng lực cạnh tranh của CCN của tỉnh so với các địa phương lân cận (so với KCN ThụyVân và KCN Phú Hà) có nhiều hạn chế; các TTHC, hoạt động, dịch vụ hỗ trợ DN chưa thực sự hiệu quả. Kết quả thu hút đầu tư thực tế (đến thời điểm 31/12/2020) chưa đạt như kỳ vọng. Số lượng những dự án đầu tư mang tính động lực, tạo sức lan tỏa còn ít.
Các dự án FDI có quy mô nhỏ lẻ, có 13 dự án của Hàn Quốc mà tổng số vốn đăng ký có 40,98 triệu USD, trung bình hơn 3 triệu USD/ dự án.
Còn diễn ra tình trạng nhiều nhà đầu tư tiềm năng đến tìm hiểu chỉ dừng ở bước nghiên cứu và khảo sát thực địa: các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản.
Về hỗ trợ doanh nghiệp: Các chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào CCN
vẫn bộc lộ nhiều bất cập, cụ thể: Hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải trong CCN, hỗ trợ chuyển giao công nghệ
2.3.2.3. Quản lý và phát triển Cụm công nghiệp đã hình thành
Kết quả khảo sát thông qua nhóm tiêu chí “công chức trực tiếp giải quyết
công việc”(Phụ lục 1), cho thấy chất lượng giải quyết công việc còn hạn chế,
thể hiện ở mức độ “hài lòng” và “rất hài lòng” đối với 6 chỉ số thuộc nhóm chưa cao (từ 62,3 đến 81,1%), đặc biệt cần quan tâm đến chất lượng trả lời và giải thích của công chức trực tiếp thực thi công vụ đối với các vấn đề DN quan tâm. Điều này cho thấy trình độ, năng lực và thái độ phục vụ của đội ngũ này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy việc bố trí đầy đủ chỗ ngồi, trang thiết bị tại địa điểm DN tiếp cận dịch vụ chưa thực sự hợp lý và tiện dụng.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, việc thực thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và môi trường còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cụ thể:
Về lao động: Vẫn còn tình trạng một số DN chưa thực hiện nghiêm túc,
đầy đủ quy định của pháp luật như: Chây ì, nợ đọng BHXH, chậm trả lương công nhân, chưa tự giác thực hiện nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy...Thu nhập và mức sống của người lao động còn thấp, đời sống khó
khăn, thiếu trầm trọng nhà ở cho công nhân CCN, tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, trật tự và tệ nạn xã hội.
Về môi trường: Các quy định, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng DN sẵn sàng chấp nhận nộp phạt khi vi phạm để không phải đầu tư xây dựng các khu xử lý nước thải, chất thải vốn rất tốn kém. Còn để xảy ra một số điểm nóng cục bộ về ô nhiễm môi trường trên địa bàn CCN.