Tăngcường côngtác thanhtra, kiểm tra, giámsát hoạtđộng trong Cụm công nghiệp Đặc biệt có biện pháp kiểm soát tình trạng lỗ giả,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 93 - 95)

- Đốivới các thủtục đầu tư:

3.2.5. Tăngcường côngtác thanhtra, kiểm tra, giámsát hoạtđộng trong Cụm công nghiệp Đặc biệt có biện pháp kiểm soát tình trạng lỗ giả,

lãi thật của các doanh nghiệp

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong nội dung QLNN của cơ quan nhà nước. Đó là côngtác thanh tra việc thực hiện chức năng QLNN đối với CCN; thanh tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh hạtầng và các tổ chức khác có liên quan. Vì vậy, cần thống nhất nhận thức về vai trò, nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN chuyênngành; trên cơ sở đó thể chế hoá công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của CCN bằng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Theo thẩm quyền và phâncấp quản lý, thanh tra QLNN đối với CCN Đồng Lạng chủ yếu là thanh tra việc triển khai xây dựng CCN đảm bảo theo

quy hoạch được duyệt, việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo quy định hiện hành; việc cấp, điều chỉnh,thu hồi giấy phép đầu tư; về an toàn lao động nhà máy; nghĩa vụ thuế, chế độ lao động, tiền lương, bảo hiểm; xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp; việc giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, lao động, môitrường…

Kiện toàn bộ phận thanh tra của cơ quan QLNN chuyên theo Luật thanh tra và phù hợp với chức năng nhiệm vụ đượcgiao, tập trung chủ yếu vào việc chỉ ra những giải pháp phòng ngừa sai phạm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của CCN, mặt khác phải xử nhữngsai phạm một cách công khai, nghiêm minh, đủ mạnh.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành của tỉnh trong quản lý hoạtđộng CCN; đảmbảo thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền, tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm giảm uy tín môi trường đầu tư của tỉnh. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, nhất là những khó khăn, vướng mắc thuộc về lĩnh vực quản lý của địa phương và các nguyên nhân chủ quan khác, tạođiều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ.

Trong việc xây dựng quy chế thanhtra, kiểm tra, giám sát cần lưu ý một số vấn đề: Xác định đúng yêu cầu khách quan,trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tránh trường hợp lạm quyền, chồng chéo. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân trực tiếp tham gia công tác thanh kiểm tra và quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy chế.

Chất lượng, hiệu lực và hiệu quảcủa toàn bộ công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát, từ việc xây dựng quy chế, kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện

đều do cán bộ, công chức đảm nhiệm. Vì vậy, cần lựa chọn,bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất về đạo đức, trình độchuyên môn, bản lĩnh chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra; chỉ cóvậy mới xoá bỏ được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w