Chú trọng côngtác hỗ trợ DN hoạtđộng trong Cụmcông nghiệp Đồng Lạng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 88 - 92)

- Đốivới các thủtục đầu tư:

3.2.3. Chú trọng côngtác hỗ trợ DN hoạtđộng trong Cụmcông nghiệp Đồng Lạng

Đồng Lạng

* Xây dựng,bổ sung các cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư

thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội

Trong những năm tới, tỉnh Phú Thọ xác định khâu “đột phá của đột phá” là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có thể nói, đối với kinh tế của tỉnh nói chung, sự phát triển của các KCN, CCN của tỉnh nói riêng thì khâu đột phá này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ.

Để thực hiệntốt khâu đột phá cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và

kinh doanh, UBND tỉnh cần chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành (DDCI) gópphần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Cụ thể:

Tập trung xây dựng, hoàn thiện, triển khai quyhoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nghiên cứu triển khai quy hoạch các vùng, phát triển các ngành, liên kết giữa các địa phươngtrong tỉnh để khai thác tiềm năng lợi thế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

lực xã hội, phát huy những lợi thế so sánh củađịa phương, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh; thu hút các dự án tạo sự đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt; dự án phát triển sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp công nghệ hiện đại có giá trị gia tăng cao để từng bước tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp; hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực, đầu tư đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên. Nghiên cứu xâydựng, banhành cơ chế, chính sách và thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo tại thành phố Việt Trì; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mớisáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, một số ngành nghề kinh doanh mới để tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tiếp tục rà soát,đổi mới quy trình, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục vềđầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tháogỡ "điểm nghẽn" trong giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các dự án đầu tư; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi, bảo đảm bìnhđẳng, công khai, minh bạch cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Chú trọng công tác thẩm định các dự án đảm bảo theo quyđịnh, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, không gây ô nhiễm môi trường và thực hiện tốt công tác hậu kiểm. Tăng cường hoạt động đối thoại với doanh nghiệp; chủ động nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư đang nghiên cứu các dự án lớn để kịp thời có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án.

Đẩy mạnh pháttriển các thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp để thu hút các nguồn lực đầutư. Quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung thu hút các tập đoàn kinh tế lớn,nhà đầu tư chuỗi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển về sốlượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, để trở thànhđộng lực quan trọng của nền kinh tế.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên; thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, thu hút các doanhnghiệp tư nhân, các hộ dân doanh mạnh dạn đầu tư vốn, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh. Tập trung thu hút dự án đầu tư nướ ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ mới, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

* Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Để thực sự “đồng hành cùng doanh nghiệp” và làm tốt vai trò kiến tạo, UBND tỉnh cần chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

(1) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sáchhỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với các DN; ràsoát và bổ sung thêm những chính sách hỗ trợ mới đối với các doanh nghiệp CCN.

(2) Sử dụng hiệu quả mạng xã hộiFacebook, lập Fanpage DDCI Khu kinh tế để tương tác, chuyển tải thông tin về CCN, nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Ban Quản lý các KCN làm nơi trao đổi, cung cấp thông tin cho DN; hỗ trợ DN trong công tác tuyển dụng lao động; quan tâm đầu tư thiết chế hạ tầng phục vụ người lao động; quán triệt các DN, nhà thầu hoạt động trên địa bàn CCN nghiêm túc triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự.

(3) Tập trung triển khai các quyđịnh mới về thi đua - khen thưởng: vinh danh “Doanh nghiệp giỏi”, “Doanh nhân tiêu biểu”, tổ chức hoạtđộng và bình xét thi đua Khối các doanh nghiệp trong CCN; tập huấn kỹ năng phát triển đoàn viên và nghiệp vụ thành lập Công đoàn cơ sở cho đội ngũ cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp CCN.

* Tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường trong và ngoài cụm công nghiệp

Bảo vệ môi trường là giải pháp được90,9% ý kiến được hỏi cho rằng “cần thiết” và “rất cần thiết”. Tuy nhiên, mức độ khả thi chỉ đạt 63,7% do các DN còn có tưtưởng đối phó với các cơ quan QLNN trong việc thực hiện các quy định về BVMT. Do vậy, UBND tỉnh cần chủ động và kiên quyết thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tăng cường trách nhiệm trong việc thẩm định, cấp giấy chứng nhận về BVMT, báo cáo ĐTMcủa các dự án, kiên quyết không chấp thuận cho đầu tưvào CCN, nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các yêu cầu về BVMT. Việc thẩm định yếutố BVMT trong các dự án đầu tư vào CCN có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để các cơ quan QLNN thanh tra, giám sát, xử lý các vi phạm về môi trường đốivới chủ đầu tư trong CCN. Công tác hậu kiểm cần thực hiện nghiêm túc. Nếu nhà đầu tư không triển khai đúng, đủ các hạng mục như cam kết sẽ dùng các chế tài cụ thể yêu cầu hoàn thiện ngay hoặc rút GCN đầu tư…

Vấn đề đáng quan tâm nhất trong xử lý ô nhiễm môi trường đối với các KCN nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và nói riêng đối với CCN Đồng Lạng là xử lý chất thải. Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vàgiải quyết triệt để tình trạng DN không thực hiện đúng, đủcác cam kết xây dựng hệ thống xử lý chất thải, UBND tỉnh cần thực hiện các biện pháp mạnh để chấn chỉnh tình trạng này.

UBND tỉnh nên xem xét ưuđãi về tài chính (như giảm thuế, hỗ trợ vay vốn ưu đãi...) để CCNtập trung đầu tư hoàn thiện sớm hệ thống xử lý chất thải, quy định mức phí xử lý thu gom hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong CCN tích cựclàm tốt công tác BVMT chung.

Đầu tư nâng cao năng lực cho Công ty Môi trường đô thị để hỗ trợ tích cực CCN thu gom, xử lý chất thải rắn.Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt nhằm giải quyết vấn đề chất thải KCN. Trong dài hạn vẫn rất cần giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Đó là yêu cầu chủ đầu tư các DN thực hiện cam kết xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lýchất thải của

từng DN và coi đây là tiêu chí bắt buộc phải hoàn thành trước khi đưa CCN vào hoạt động.

Để làm tốt công tác QLNN về BVMT đốivới CCN cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quanQLNN, không nên phó mặc cho cơ quan QLNN chuyên ngành là Sở Tài nguyên & Môi trường. Trước hết, cần phải tăng cường giám sát các nhà đầu tư sau triển khai dự án nhằm khắc phục triệt để tình trạng không thực hiệnđúng cam kết BVMT sau khi được thuê đất, mặc dù để dự án được phê duyệt, nhà đầu tư đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ BVMT và đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường của dự án. UBND tỉnh nên thành lập Bankiểm tra liên ngành giao cho Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách công nghiệp làm trưởng ban. Thành phần của Ban do thanh tra Ban Quản lý các KCN làm nòng cốt, kết hợpvới thanh tra các sở chuyên ngành tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến môi trường CCN.

Việc nâng cao nhận thức BVMT của cộngđồng, đặc biệt là của các cấp lãnh đạo đượccoi là một giải pháp thiết thực và cần sớm được triển khai rộng rãi tới các cấp, các ngành, đặc biệt làngười đứng đầu các cơ quan QLNN, doanh nghiệp và người lao động trong cácdoanh nghiệp CCN thông qua nhiều hình thức như: hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức BVMT; các hoạt động, diễn đàn nhằm khuyến khích vàtạo điều kiện cho DN tự nguyện tham gia vào các hoạt động quản lý và BVMT.

3.2.4. Chú trọng công tác đà tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nướccác Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w