Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đốivới quảnlý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 80 - 83)

- Đốivới các thủtục đầu tư:

3.1.1.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đốivới quảnlý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng

HUYỆN

PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nướccác Cụm công nghiệp các Cụm công nghiệp

3.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với quản lý nhànước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng

* Điểm mạnh

Phú Thọ là tỉnh sớm triểnkhai các khu, cụm công nghiệp có chủ trương và cách làm phù hợp để khai thác các nguồn lực đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, phù hợp với quy hoạch chung củacả nước.Công tác xúc tiến đầu tư được Tỉnh coi trọng, có nhiều chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư.

Phù Ninh là huyện thuhút được nhiều dự án đầu tư, vìvậy đã đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đẩymạnh tốc độ đô thị hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động;giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và thu nhập của người lao động.

Quá trình pháttriển công nghiệp, hình thành cụm công nghiệp tập trung đã tạo ra động lực hình thành và phát triển thị trường laođộng của địa phương, của tỉnh. Ngoài ra còn có một số lượng lớn lao động hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp, như dịchvụ ăn uống, buôn bán nhỏ... phục vụ cho đời sống sinh hoạt do đòi hỏi tất yếu của cụm công nghiệp.

Cụm CN Đồng Lạng đượchình thành sớm, có vị trí thuận lợi, tỷ lệ lấp đầy đạt tiêu chuẩn, đầu tư kết cấu hạtầng ở bên trong và bên ngoài đều đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển.

Các DN trong Cụmcông nghiệp phát triển chưa thực sựđều, hiệu quả hoạt động củaCCN cũng chưa cao.

Hệ thống hạ tầng kỹthuật cả bên trong và bên ngoài của CCN còn thiếu đồng bộ, chắp vá, chưa tạo được CCN có hạ tầng kiểu mẫuchưa đáp ứng được nhu cầu thu hút đầu tư, nhất là hạng mục xử lý nước thải, tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… nhiều vấn đề đặt ra về quy hoạch, giải phóng mặtbằng, quản lý và đầu tư, bảo vệ môi trường…

Một số dựán đầu tư triển khai còn chậm; công tác quản lý còn chồng chéo, thủ tục đầu tư xây dựng còn phức tạp, tiến độ giải phóngmặt bằng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc đầu tư phát triển hạ tầng của cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ. Cơcấu đầu tư vào cụm công nghiệp chưa phù hợp; chưa có nhiều dự án lớn, công nghệ cao tạo nguồn thu lớn cho ngân sách.

Lực lượng lao động cungcấp cho cụm công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo, do vậy trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụnglao động. Môi trường xung quanh cụm công nghiệp còn bị ô nhiễm, tác động đến sản xuất sinh hoạt của người dân trong vùng.

* Cơ hội

Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách: “Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định 66/2020/NĐ-CP, Thông tư 28/2020/TT-BCT về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý quản lý, phát triển CCN”… tạo sự thống nhất từ quy hoạch, thành lập, mở rộng CCN đến đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất trong CCN… từ đó nhằm khuyến khích đầu tư phát triển CCN theo hướng bền vững. Có thể thấy các cơ chế chính sách cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra động lực để doanh nghiệp của ngành Công Thương phải ý thức và thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp; những động

lực đó sẽ tác động làm giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng lao động trong sản xuất công nghiệp;

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ buộc phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ chức sản xuất đến quy trình và các công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất của ngành công nghiệp; thúc đẩy năng lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nhờ việc thử nghiệm sản phẩm mới ít rủi ro, bớt tốn kém hơn nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới…;

Chi phí cho giaothông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

Về phía cung ứng,nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự tiếp cận của các côngnghệ mới. Do đó, các DN sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện chất luuơngj, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn trong thời gian tới.

* Thách thức

Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp mặc dù đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đảm bảo đáp ứng được sự sẵn sàng của cách mạng công nghiệp 4.0 này.

Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ.

Trênđịa bàn tỉnh hiện nay đã, đang và sẽ hình thành nhiều cụm công nghiệp, vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt giữa các chủ đầu tư để thu hút doanh nghiệp đến đầu tư trong CCN.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, tốc độ lây lan không ngừnggia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Mức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp giảm, hàng tồn kho tăng cao, chi phíquản lý kho tăng, lãi xuất ngân hàng

tăng, vốn lưu động luân chuyển kém, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, doanh nghiệp bị chậm tiến độ đi vào sản xuất, phátsinh chi phí do phải thường xuyên thực hiện test covid-19 cho người lao động,…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 80 - 83)