Bài học kinh nghiệm rút ra đốivới việc nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 38 - 40)

Ninh, Phú Thọ

Thứ nhất, phải xác định QLNN đối với các CCN là nhiệm vụ của cả hệ

thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền trên toàn tỉnh. Để làm tốt nhiệm vụ này, cần có quyết tâm chính trị cao, đoàn kết, thống nhất trongnhận thức và hànhđộng, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành với phương châm “kiến tạo”, “phục vụ” nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Thứ hai, phải đặc biệt quan tâm tới công tác lậpvà triển khai thực hiện

quy hoạchCCN. Việc xây dựng quy hoạchCCN phải dựa trên cơ sở khoa học và tầm nhìn chiếnlược, tuân thủ quy trình, có lộtrình cụ thể đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở đặt quyhoạch CCN trong tổng thể các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn để có sự lựachọn phù hợp, tránh dựa trên ý muốn chủ quan của chính quyền hoặc đề xuất của các nhà đầu tư.

Thứ ba, cần chú trọng thu hút đầutư thông qua các chính sách ưu đãi

đặc thù theo từng giai đoạn, thời kỳ, chúý lựa chọn các phương án, cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng DN.

Thứ tư, phải gắn quy hoạch với các giải pháp trọng tâm, trọngđiểm

nhằm BVMT sinh thái, PTBVcác CCN. Các cấp chính quyền phải quan tâm, kiểm tra, giámsát tình trạng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội tại của các CCN, có những biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm đồng thời xử lý nghiêm khắc, triệt để những DN vi phạm camkết BVMT,

không để lặp lại tình trạng này. Kiên quyết không đánh đổi sự bềnvững về môi trường lấy tăng trưởngnóng về kinh tế và phát triển khôngbền vững.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG LẠNG - PHÙ NINH, PHÚ

THỌ2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp Đồng Lạng, Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 38 - 40)