Tổ chức công tác đền bù bồi thường, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.3. Tổ chức công tác đền bù bồi thường, giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù bồi thường, GPMB là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến thu hồi đất, bao gồm các công đoạn từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất, giải tỏa các công trình xây dựng trên đất, di chuyển một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để lấy mặt bằng cho triển khai dự án để phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển KT-XH đến việc hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi, có chỗ ở, việc làm mới để ổn định cuộc sống.

Công tác đền bù bồi thường, GPMB đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH của đất nước. Để triển khai xây dựng các công trình CSHT nhanh chóng thì GPMB mang tính quyết định tiến độ của các dự án, là tiền đề để thực hiện một dự án. Việc thực hiện bồi thường, GPMB đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian và việc thực hiện dự án có hiệu quả. Ngược lại, GPMB kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi phí cho dự án, gây ra thiệt hại không nhỏ trong ĐTXD.

QLNN về công tác đền bù bồi thường, GPMB là những hoạt động có tổ chức đối với quá trình thực hiện bồi thường GPMB, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ GPMB theo đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, đúng kế hoạch mà nhà nước đã đề ra. Trong đó, chủ thể của QLNN về GPMB trực tiếp là chính quyền địa phương, là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến GPMB.

Hiện nay, công tác bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác động đến mọi mặt của đời sống KT-XH của nhân dân. Giải quyết không tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất dễ bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người, làm cho tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị trở nên phức tạp, từ đó gây ra sự mất ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị. Vì vậy, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách có hiệu quả, khoa học và phù hợp, đồng thời có những chính sách quy định sẽ vừa đảm bảo quyền lợi chung của xã hội lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển KT-XH của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32 - 33)