Tổ chức công tác đền bù bồi thường, giải phóng mặt bằng ở huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 64 - 66)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Tổ chức công tác đền bù bồi thường, giải phóng mặt bằng ở huyện

Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Công tác bồi thường, GPMB là bước đầu tiên trong việc thực hiện một dự án, có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo một dự án được thực hiện nhanh chóng, đúng tiến độ đã đề ra. Bên cạnh việc giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, còn giúp tiết kiệm chi phí, đưa công trình vào khai thác đúng kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả tối đa của dự án và đảm bảo các vấn đề an ninh chính trị xã hội. Sau khi dự án, công trình được thẩm định, phê duyệt mà dự án, công trình đó gây ảnh hưởng đến phần diện tích đất và tài sản trên đất (nằm trong phạm vi thi công) của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng bồi thường GPMB sẽ thực hiện công tác đền bù bồi thường, GPMB để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án ĐTXDCB trên địa bàn huyện Tuy Phước, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước thành lập Hội đồng bồi thường GPMB huyện tại Quyết định số 331/QĐ- UBND ngày 12/3/2014. Nhiệm vụ của hội đồng bao gồm xây dựng kế hoạch

và phân công công việc cho từng thành viên hội đồng tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp giải quyết, đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB của dự án; xem xét thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do tổ công tác lập trước khi thẩm định trình UBND huyện phê duyệt; xem xét, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo, đề xuất UBND huyện xem xét, xử lý các vấn đề tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỉ đạo tổ công tác thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đúng theo quy trình, quy định của pháp luật [32]. Tình hình thực hiện công tác GPMB các dự án, công trình trên địa bàn huyện Tuy Phước giai đoạn 2016 – 2020 được tổng hợp như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp các công trình, dự án có thực hiện GPMB ở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định từ 2016 - 2020

STT Ngành, lĩnh vực Năm

2016 2017 2018 2019 2020

1 Công trình giao thông 2 3 5 4 5

2 Công trình thủy lợi 3 3 4 5 3

3 Công trình dân dụng 3 2 3 2 2

4 Các lĩnh vực khác 1 3 2 2 3

Tổng cộng 9 11 14 13 13

Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước

Qua bảng trên ta thấy đa phần các dự án hoàn thành bồi thường GPMB không có nhiều biến động, tập trung vào các công trình có quy mô vừa và nhỏ, do đó tiến độ GPMB cơ bản đảm bảo theo yêu cầu. Đối với các công trình dân dụng chủ yếu là các cơ quan, trường học, nhà văn hóa… được xây dựng trong khuôn viên khu đất đã có sẵn, không yêu cầu cần phải GPMB. Đối với các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình thuộc các lĩnh vực khác là các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất HTKT trên các tuyến theo hiện trạng cũ, tuy có yêu cầu cần phải GPMB nhưng giá trị bồi

thường không lớn (đa phần diện tích mở rộng lấn sang đất ruộng, đất hoa màu, diện tích thu hồi từ đất ở của một số hộ dân ảnh hưởng không đáng kể), việc ĐTXD các công trình này mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhưng góp phần chỉnh trang đô thị theo hướng tích cực, đảm bảo đời sống sản xuất của nhân dân được ổn định nên thuận lợi trong công tác GPMB. Bên cạnh đó, nhờ có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành cấp huyện và cấp xã về các thủ tục phê duyệt giá nhà, đất, đất tái định cư, phương án bố trí tái định cư; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ đúng theo chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là pháp luật về đất đai nên các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại được hạn chế giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.

Giai đoạn 2016 - 2020, các ban ngành của huyện Tuy Phước đã tích cực trong công tác đẩy nhanh tiến độ đền bù bồi thường GPMB các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện như: Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 640 (đoạn từ ngã ba cầu Ông Đô đến cuối thị trấn Tuy Phước); Nâng cấp, mở rộng đường ĐH42; Đê sông Cây Me (thượng, hạ lưu cầu Đội Thông); Đê sông Tân An; CSHT khu dân cư và chợ Gò Bồi. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: một số chính sách, quy định còn bất cập, giá cả bồi thường chưa phù hợp với giá thị trường; việc chuẩn bị quỹ đất phục vụ tái định cư chưa được triển khai đồng bộ; nhiều hộ dân thuộc diện giải tỏa có nhu cầu mua thêm đất tại khu tái định cư trong khi quỹ đất còn hạn chế dẫn đến công tác GPMB có đôi lúc còn chậm trễ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 64 - 66)