Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3.4. Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu là quá trình các cơ quan, đơn vị lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực gồm nhân lực, vật lực, tài chính

để thực hiện được việc xây dựng các dự án công trình. Mục đích của việc đấu thầu là bảo đảm sự canh tranh minh bạch, khách quan, từ đó lựa chọn được nhà thầu có năng lực nhất tham gia xây dựng công trình. Việc lựa chọn đúng đắn nhà thầu sẽ mang đến hiệu quả dự án, tiết kiệm nguồn vốn cho ngân sách thông qua đấu thầu. Trình tự, thủ tục, thời gian từ phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng được hiệu quả của dự án ĐTXD công trình.

- Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu dự án, có giá dự thầu hợp lý.

- Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng.

- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn ĐTXD công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu.

* Đấu thầu rộng rãi: Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

* Chào hàng cạnh tranh: Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với tất cả các gói thầu bao gồm mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp và phi tư vấn. Hình thức này được áp dụng khi có kế hoạch đấu thầu được duyệt, dự toán được duyệt và được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện hợp đồng.

* Chỉ định thầu: Là hình thức được áp dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, được lựa chọn trực tiếp các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để ký kết hợp đồng với điều kiện nằm trong hạn mức được phê duyệt chỉ định thầu, và một số trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các tình huống như: khắc phục những sự cố do thiên tai, dịch họa; dự án cần triển khai ngay để bảo đảm chủ quyền quốc gia...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 33 - 35)