Thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 74)

7. Kết cấu luận văn

2.3.6.2. Thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình xây dựng

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình về ĐTXDCB được thực hiện trong thời gian qua đã tiến hành đầy đủ theo quy định như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, thanh tra, kiểm toán. Qua đó đã phát hiện một số sai phạm và được chấn chỉnh kịp thời như hồ sơ hoàn công không đúng thực tế, khối lượng quy mô đầu tư được bổ sung nhưng thực tế không thực hiện, việc áp dụng một số định mức, đơn giá còn chưa phù hợp...; đồng thời, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị tổ chức xử lý. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan nhà nước cũng phát hiện những điểm hạn chế, không phù hợp của cơ chế, chính sách trong quản lý ĐTXDCB, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế khi triển khai thực hiện.

Bảng 2.8. Tình hình kiểm tra, thanh tra các công trình ĐTXDCB ở huyện Tuy Phƣớc từ 2016 - 2019

Năm

Nội dung 2016 2017 2018 2019

Cơ quan kiểm tra nhà nước khu Kiểm toán

vực III

Thanh tra tỉnh

Bình Định Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Xây dựng tỉnh Thanh tra Sở

Số công trình kiểm tra

10 15 Từ 2016 - 2018 15

Kiến nghị giảm trừ 3,724 tỷ đồng 1,683 tỷ đồng 633 triệu đồng 2,417 tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND huyện Tuy Phước

Từ năm 2016 - 2019, thanh tra tỉnh Bình Định, thanh tra Sở Xây dựng, Sở Tài chính tỉnh Bình Định, kiểm toán nhà nước khu vực III đã tiến hành kiểm tra, thanh tra các công trình ĐTXDCB trên địa bàn huyện Tuy Phước, cụ thể:

- Năm 2016, kiểm toán nhà nước khu vực III đã tiến hành kiểm toán 10 công trình, dự án, kết luận kiểm toán đã thu hồi và giảm trừ quyết toán số tiền 3,724 tỷ đồng.

- Năm 2017, thanh tra tỉnh Bình Định tiến hành thanh tra công tác đấu thầu, QLDA và quản lý chi phí ĐTXD trên địa bàn huyện. Qua thanh tra 15

công trình, dự án cơ bản đã đáp ứng được các quy định hiện hành về kế hoạch đấu thầu của các dự án được phê duyệt. Tuy nhiên, cũng đã phát hiện những sai phạm về quản lý, thanh quyết toán chi phí xây dựng không đúng với khối lượng thực tế thi công, đề nghị giảm trừ quyết toán và thu hồi nộp NSNN 1,683 tỷ đồng.

- Năm 2018, thanh tra Sở Tài chính tỉnh đã tiến hành cuộc thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư và chi phí QLDA tại Ban QLDA ĐTXD huyện Tuy Phước giai đoạn 2016 - 2018, kiến nghị giảm trừ quyết toán số tiền 633 triệu đồng.

- Năm 2019, thanh tra Sở Xây dựng tỉnh đã tiến hành thanh tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và thực hiện quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng của UBND huyện Tuy Phước, qua thanh tra đã phát hiện tình trạng một số đồ án quy hoạch chưa có quy định quản lý quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, khảo sát địa hình không đúng với thực tế; đồng thời, tiến hành kiểm tra 15 công trình, dự án, kết luận thanh tra đã thu hồi và giảm trừ quyết toán số tiền 2,417 tỷ đồng.

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.4.1. Những kết quả đạt được

Công tác QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những thành công nhất định, cụ thể như sau:

Một là, công tác lập quy hoạch xây dựng, lập kế hoạch ĐTXDCB được quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật

Việc triển khai quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng các chương trình dự án đầu tư trong những năm qua thực hiện tương đối tốt. Nhiều quy hoạch ngành, chương trình, dự án đầu tư đã được ĐTXD và thực hiện đạt kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực như hệ thống giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá... UBND huyện Tuy Phước thường xuyên có những bổ sung, điều chỉnh

kịp thời, đồng thời yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát đối với các đồ án quy hoạch nên đã sửa chữa được nhiều thiếu sót, hoàn thiện hơn trong điều kiện của huyện. Những điều chỉnh, bổ sung này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực phát triển, đảm bảo được tính thống nhất khi thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển KT-XH huyện phù hợp với định hướng chung của tỉnh.

Bám sát và cụ thể hóa công tác quy hoạch, kế hoạch ĐTXDCB được triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình về lập kế hoạch đầu tư công từ khâu chuẩn bị đề xuất danh mục, kế hoạch vốn đầu tư đến khâu triển khai thực hiện. Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất HTKT, đặc biệt là các dự án ĐTXDCB, các công trình trọng điểm thực sự cấp thiết, các dự án mang tính kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng được xác định trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời có kế hoạch huy động, phẩn bổ các nguồn lực để triển khai thực hiện.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện các bước đúng theo quy định, hướng dẫn của các Sở, ngành liên quan. Thường xuyên kiểm tra, rà soát để thực hiện công tác điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Hai là, hoạt động ĐTXDCB được triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực, cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của huyện

Lĩnh vực ĐTXDCB là lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH của địa phương, vì vậy với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, công tác ĐTXDCB giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất được triển khai đầu tư đồng bộ theo đúng mục tiêu, phương châm đầu tư đề ra; xây dựng các công

trình dân dụng chiếm tỷ lệ 34%, xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi chiếm tỷ lệ 36% trong tổng số dự án đầu tư. Khai thác huy động tốt các nguồn lực địa phương, tích cực tranh thủ các nguồn vốn cấp trên tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, chỉnh trang và nâng cấp đô thị của huyện nên nhiều công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, việc vận chuyển hàng hoá, đi lại của nhân dân trên địa bàn được thuận tiện; nguồn vốn đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi là 638,513/1.001,162 tỷ đồng tổng vốn đầu tư, chiếm tỷ lệ 63,78% [15]. Công tác sử dụng vốn đầu tư hiệu quả đã góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn huyện tiếp tục ngày một phát triển, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều chuyển biến, tạo tiền đề hoàn thành phương hướng, mục tiêu đầu tư giai đoạn 2021 - 2025.

Ba là, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình ĐTXDCB từ NSNN ở huyện Tuy Phước được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên, nâng cao vai trò của các cơ quan QLNN trong hoạt động ĐTXD

Hoạt động của HĐND huyện Tuy Phước trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát các công trình ĐTXDCB, trong chương trình mục tiêu xây dựng NTM tại địa phương được tăng cường, thể hiện ý chí quyết tâm của cơ quan QLNN địa phương và nhân dân làm lành mạnh hóa hoạt động ĐTXDCB từ NSNN, góp phần quan trọng làm hạn chế và đẩy lùi các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải… trong hoạt động ĐTXD.

Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án ĐTXDCB được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Hoạt động thanh tra có sự phối hợp giữa các lực lượng thanh tra chuyên ngành cấp tỉnh với các cơ quan địa phương cấp huyện góp phần hạn chế tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Đồng thời, kiểm toán nhà nước trong những năm qua đã thể hiện được vai trò của mình, góp phần quan trọng trong việc phát hiện những sai

phạm trong đầu tư, những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, dự toán công trình sai, thi công không đúng thiết kế..., kiến nghị thu hồi, giảm trừ những khoản chi không cần thiết, các phần việc không thực hiện được, không nằm trong dự toán... trên cơ sở các kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán nhằm tiết kiệm nguồn NSNN, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB trong thời gian tới.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về ĐTXDCB ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế như sau:

Một là, hoạt động của HĐND huyện Tuy Phước trong ĐTXDCB chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm; công tác quản lý điều hành của UBND huyện Tuy Phước chưa thật sự sâu sát, chú trọng

HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định đầu tư và vai trò giám sát các dự án ĐTXDCB. Các báo cáo thẩm tra kế hoạch đầu tư hàng năm của Ban KT-XH HĐND huyện, quyết định chủ trương đầu tư các danh mục công trình, kế hoạch vốn đầu tư của HĐND huyện hầu như không có khác biệt so với danh mục, kế hoạch vốn mà UBND huyện đề xuất dẫn đến một số công trình có tình trạng đầu tư dàn trải, ít mang lại hiệu quả, gây lãng phí; đồng thời, công tác giám sát, đánh giá tổng thể kế hoạch đầu tư hàng năm để loại bỏ các danh mục công trình không cần thiết, bổ sung các danh mục công trình cấp thiết của HĐND huyện chưa thực sự đi vào chiều sâu, phụ thuộc nhiều vào báo cáo đề xuất của UBND huyện nên chất lượng đánh giá chưa cao, khách quan, ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả dự án mang lại cho cộng đồng.

Công tác quản lý điều hành của UBND huyện chưa thật sự sâu sát, chú trọng thể hiện qua công tác quy hoạch vĩ mô còn thiếu đồng bộ, quy hoạch chi

tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 còn chưa đầy đủ. Đặc biệt các đồ án quy hoạch xây dựng NTM của các xã thay đổi nhiều, không nhất quán đồng bộ trong quy hoạch nên khi thực hiện đầu tư gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tính tổng thể, bền vững của quy hoạch. Các dự án đầu tư CSHT mới trên địa bàn được triển khai nhưng chưa hoàn chỉnh, thiếu sự phối hợp giữa chủ đầu tư, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan nên chưa thực hiện tốt việc khớp nối HTKT, giao thông, hệ thống thoát nước... nguồn vốn đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị vẫn còn hạn chế. Một số dự án đầu tư CSHT được phê duyệt quy hoạch nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí nguồn vốn đầu tư.

Hai là, việc xây dựng, triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư thiếu sự phối hợp chặt chẽ, quy hoạch còn theo xu hướng truyền thống, thiếu sự đổi mới

Trong quy hoạch và triển khai đầu tư chỉnh trang đô thị, các ngành, các đơn vị chưa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư chưa tốt, một số quy hoạch chưa được phổ biến rộng rãi đến các địa phương và lấy ý kiến cộng đồng, dẫn đến dự án thực hiện không phù hợp, phải điều chỉnh. Công tác thực hiện quy hoạch và thẩm định quy hoạch còn hạn chế, trách nhiệm của các thành viên thẩm định chưa được quy định rõ, còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chuyên môn trong quản lý quy hoạch và xây dựng.

Cán bộ làm công tác quy hoạch còn mang nặng tính truyền thống, chưa kết hợp hài hòa giữa bảo tồn thống nhất với các nguyên lý cải tạo và phát triển đô thị hiện đại, chưa bắt kịp với xu thế thế giới nên việc quy hoạch phát triển các đô thị xanh, bền vững theo xu hướng mới chưa được đề cập; người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch và phát triển

đô thị nên chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao, hoạt động tổ chức giám sát cộng đồng trong xây dựng và triển khai quy hoạch, đầu tư còn hạn chế.

Ba là, công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu

Công tác đấu thầu còn nhiều bất cập, quá trình chuẩn bị đấu thầu thường kéo dài, hồ sơ mời thầu có các tiêu chí thường mâu thuẫn, khó hiểu gây nhầm lẫn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng như trong quá trình xét thầu; tình trạng lập hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng (thường được chủ đầu tư nhắm trước hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi) nên không có tính cạnh tranh cao trong đấu thầu.

Một số dự án trong quá trình thực hiện đấu thầu có sự dàn xếp mà chủ đầu tư không kiểm soát được. Trong đấu thầu có hiện tượng thông thầu, “quân xanh quân đỏ” dàn xếp trước nên chất lượng đấu thầu không cao không giảm được phần nào tỷ lệ tiết kiệm chi của NSNN. Số lượng nhà thầu đăng ký mua hồ sơ nhiều nhưng khi tham gia rất ít, đạt số lượng tối thiểu theo quy định. Công tác kiểm soát quy chế đấu thầu chưa chặt chẽ, việc đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo, chưa lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực nên khi thực hiện thi công công trình dẫn đến kéo dài, chi phí đầu tư bổ sung lớn.

Việc tổ chức công tác đấu thầu, thực hiện hạ giá thầu thấp để chỉ định thầu sau đó điều chỉnh giá theo giá tại thời điểm thi công. Lựa chọn nhà thầu thiếu hoặc không có kinh nghiệm trong thi công, tình hình tài chính kém làm công trình không đảm bảo tiến độ đề ra, phải đề nghị gia hạn làm lãng phí thời gian ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bốn là, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập

Trong công tác triển khai dự án, các dự án chậm tiến độ có một bộ phận không nhỏ ảnh hưởng do công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong

việc xây dựng phương án, một số cán bộ cấp huyện, cấp xã thực hiện kiểm đếm và xác định chưa chính xác dẫn đến tình trạng khiếu kiện và kéo dài tiến độ GPMB của dự án, việc áp dụng đơn giá trong phương án bồi thường chưa phù hợp gây bất lợi cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án.

Hội đồng bồi thường GPMB huyện được thành lập kiêm nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng chỉ quy định nhiệm vụ của hội đồng mà không quy định cụ thể chi tiết nhiệm vụ, chức năng của từng thành viên tham gia hội đồng làm ảnh hưởng đến tính pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng công tác bồi thường, chậm trễ tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đồng thời, việc thực hiện chi trả khoản bồi thường thiệt hại cho người dân thành nhiều đợt làm phát sinh nhiều vướng mắc, xảy ra các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tiến độ thi công làm giảm hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động ĐTXDCB.

Việc ban hành thông báo thu hồi đất và thời hạn thu hồi đất quá dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tiến độ dự án. Việc thực hiện bồi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 74)