Cơ chế và phân cấp trong quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Cơ chế và phân cấp trong quản lý đầu tư

Nhiều chủ thể tham gia quản lý ĐTXDCB, công tác quản lý hành chính nhà nước trong ĐTXDCB cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu QLNN yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTXDCB cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.

Xu hướng phân cấp QLNN trong quản lý đầu tư đang ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về đầu tư, tăng cường tính tự chủ, sáng tạo của cơ quan địa phương, là cơ sở cho việc triển khai cải cách thủ tục hành chính và trực tiếp góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Tuy vậy, việc phân cấp quản lý đầu tư một cách toàn diện, triệt để cho các bộ, ngành và địa phương như hiện nay cũng đã bộc lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế. Việc phân cấp quản lý ĐTXD cho các địa phương, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã còn ít. Việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư vẫn còn phải xin ý kiến nhiều cấp, nhiều ngành. Tình trạng cấp dưới ra quyết định đầu tư nhưng không cân đối được vốn đầu tư và phải phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên. Công tác phối hợp giữa các ngành còn nhiều bất cập, chưa nhịp nhàng.

Thực tiễn đã cho thấy rằng muốn cho quá trình phân cấp đầu tư thành công, không thể không tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, đó là: phân cấp phải phù hợp với năng lực (bộ máy, con người, tiềm lực tài chính...), phù hợp với trình độ phát triển KT-XH, phân cấp tài khóa phải tương ứng với nhiệm vụ chi… Ngoài ra, tăng cường phân cấp QLNN về đầu tư từ cơ quan Trung ương cho cơ quan địa phương cần phải gắn liền với việc phải thiết lập một chính quyền Trung ương đủ mạnh, có khả năng giám sát việc thực hiện của chính quyền cấp dưới; phải có hệ thống pháp luật về đầu tư hoàn chỉnh, cùng với cơ chế phát huy cao độ tính dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia hoạt động QLNN về đầu tư. Do đó, việc xác định đúng và rõ ràng vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển KT-XH, cụ thể thông qua khung pháp lý về cơ chế phân cấp quản lý đầu tư đối với các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện dự án đầu tư thì nhà nước mới phát huy một cách hiệu quả đối với công tác QLNN về ĐTXD.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)