Khát quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu luận văn

2.1.1. Khát quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Tuy Phƣớc

Tuy Phước là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, là cửa ngõ đi vào thành phố Quy Nhơn; phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn và đầm Thị Nại, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn, phía Bắc giáp huyện An Nhơn và huyện Phù Cát; có các Quốc lộ chạy

qua: QL 1A nối hai miền Nam Bắc, QL 19, QL 19C nối với các tỉnh Tây Nguyên và nước bạn Lào, Campuchia; có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy qua, đặc biệt là ga Diêu Trì - một trong những ga lớn trong cả nước. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 11 xã, 02 thị trấn, với 101 thôn, khu phố. Diện tích tự nhiên 219,87km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 10.304,9ha; đất lâm nghiệp: 2.757,9ha; đất nuôi trồng thủy sản: 1.074,8ha; đất chuyên dùng: 3.187,9ha; đất ở: 1.059,8ha. Dân số 180.307 người [35, tr.1].

Địa hình Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết; các xã khu Đông (Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa [38].

Về khí hậu, Tuy Phước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 30 - 310C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão [38].

Tất cả những đặc điểm tự nhiên này, làm cho huyện Tuy Phước có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển KT-XH của huyện, trở thành điểm đến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là một trong những yếu tố quyết định trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, tăng cường cơ sở vật chất HTKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, mặc dù phải đương đầu với những thách thức to lớn để khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai liên tiếp xảy ra, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến phức tạp; thời tiết có lúc diễn biến không thuận lợi, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi xảy ra đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tình hình sản xuất và phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung, tình hình KT-XH của huyện vẫn đạt được một số thành tựu: nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục được tăng cường. Các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách xã hội, giải quyết việc làm, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tuy Phước đã tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 4,0%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 10,7%; thương mại và dịch vụ tăng bình quân hàng năm 11,1%. Nhìn chung, nền kinh tế huyện thời gian qua tiếp tục tăng trưởng khá và bền vững, giá trị tổng sản phẩm địa phương tăng bình quân hàng năm là 9,0%. Thực hiện huy động nhiều nguồn lực bằng các hình thức và phương thức thích hợp, huy động vốn trong đó có nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng như kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, bê tông hóa giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học… giao thông đã được khép kín từ huyện đến trung tâm các xã, thị trấn; các đường làng, ngõ xóm đã được mở rộng, bê tông hóa, làm cho bộ mặt nông thôn mới được khởi sắc. Xây dựng nông thôn mới đến nay có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đồng thời, huyện đã đề ra nhiều biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả các thành phần kinh tế trên địa bàn nhằm từng bước ổn

định nhiệm vụ thu chi, phát huy tính chủ động của huyện trong công tác tài chính, khai thác tốt hơn các nguồn thu của địa phương, thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 11,2%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 47,3 triệu đồng, tăng 1,47 lần so năm 2015 [33, tr.4].

Bên cạnh đó, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... ngày càng phát triển. Đến cuối năm 2020, có 98/101 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá, chiếm tỷ lệ 97%, có 122/122 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng đạt chuẩn văn hóa, 11/11 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 02/02 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 50/53 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 91,3%, 13 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 8,63%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,5% (cuối năm 2020), tổ chức dạy nghề ngắn hạn và tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất cho 5.315 lao động; đến nay, đã cơ bản xóa được nhà ở đơn sơ cho người nghèo. Các chương trình, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, cứu trợ thiên tai, lũ lụt quan tâm thực hiện kịp thời, đúng quy định [33, tr.5].

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 Năm Nông, lâm và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ theo giá GTSX so sánh 2010 (tỷ đồng) Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng sản phẩm (tỷ đồng) Tỷ lệ % 2016 1.932 32,0 2.913 47,0 1.277 21,0 6.122 2017 1.963 31,4 3.280 47,1 1.417 21,5 6.660 2018 2.096 31,01 3.569 47,33 1.573 21,66 7.238 2019 2.175 30,5 3.828 47,6 1.753 21,9 7.756 2020 2.334 28,94 4.295 50,06 1.950 21,0 8.579

Trong năm 2020, tình hình KT-XH huyện tiếp tục có bước phát triển so với năm 2019. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 8.579 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch; trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 2.334 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 4.295 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thương mại đạt 1.950 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 38.062 nghìn USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; giá trị nhập khẩu ước đạt 6.939 nghìn USD, tăng 4,5% so cùng kỳ. Tổng thu cân đối ngân sách đạt 624,124 tỷ đồng (trong đó, thu tiền sử dụng đất 430,120 tỷ đồng), đạt 139,4% KH tỉnh và tăng 12,2% so với cùng kỳ [34].

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản năm 2016 chiếm 32% nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 28,94%, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 50,06%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại 21%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển KT-XH của huyện.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Tuy Phƣớc qua các năm 2016 - 2020

Đơn vị tính: %

Năm Nông, lâm và thuỷ sản Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng số 2016 32,0 47,0 21,0 100 2017 31,4 47,1 21,5 100 2018 31,01 47,33 21,66 100 2019 30,5 47,6 21,9 100 2020 28,94 50,06 21,0 100

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 44 - 49)