Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ở huyện Tuy Phước,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)

7. Kết cấu luận văn

2.3.4. Quản lý công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ở huyện Tuy Phước,

tỉnh Bình Định

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, xây lắp đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch giữa các nhà thầu

nhằm chọn ra nhà thầu có đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật để thực hiện dự án, có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính hợp lý nhất.

Đối với hoạt động ĐTXD tại huyện Tuy Phước, công tác đấu thầu được triển khai thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của UBND huyện và được thực hiện theo phương pháp truyền thống, hồ sơ giấy. Trong đó, tất cả các gói thầu được thực hiện trọn gói, không áp dụng hình thức đấu thầu cho từng hạng mục công trình hoặc phần công việc của dự án khi đã có đủ điều kiện để phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án, không chia nhỏ gói thầu để tổ chức chỉ định thầu, quy định cụ thể thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian bắt đầu tổ chức triển khai thi công nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động đấu thầu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện việc thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu vẫn còn thiếu sót, ảnh hưởng của thời tiết thường xuyên có mưa bão, lũ lụt trong thời gian cuối năm nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công, phải gia hạn thời gian thực hiện hoàn thành dự án.

Căn cứ Điều 20 của Luật Đấu thầu năm 2013, Điều 54, Điều 57 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và tình hình thực tế trên địa bàn huyện Tuy Phước, gói thầu thi công xây lắp áp dụng 3 hình thức lựa chọn nhà thầu chính, đó là: chỉ định thầu (dành cho các công trình ĐTXD có quy mô nhỏ với toàn bộ khối lượng xây lắp dưới 1 tỷ đồng), chào hàng cạnh tranh (dành cho các công trình ĐTXD có giá trị toàn bộ khối lượng xây lắp trên 1 tỷ nhưng dưới 5 tỷ đồng) và đấu thầu rộng rãi (dành cho các công trình ĐTXD có giá trị toàn bộ khối lượng xây lắp trên 5 tỷ đồng và không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự). Riêng các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế khảo sát, giám sát thi công, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật…

có giá trị dưới 500 triệu đồng nên đều áp dụng hình thức chỉ định thầu, do Ban QLDA ĐTXD huyện (chủ đầu tư) tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu năm 2013.

Về quy trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA ĐTXD huyện vừa là chủ đầu tư, vừa là bên mời thầu chịu trách nhiệm chính trong quy trình đấu thầu, thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin để đăng tải trên báo đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu để các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng được biết, tham gia dự thầu đúng quy định; đồng thời, UBND huyện Tuy Phước thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (thành viên của tổ chuyên gia bao gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan: Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế & Hạ tầng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường, Ban QLDA ĐTXD huyện có chứng chỉ năng lực hoạt động đấu thầu tùy theo các lĩnh vực tham gia công tác đấu thầu đảm bảo đúng theo quy định của Luật Đấu thầu) căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiến hành thẩm tra, đánh giá hồ sơ đề xuất dự thầu của nhà thầu tham gia công tác đấu thầu, trong đó chú trọng đánh giá các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu được dùng để minh chứng cho sự phù hợp với các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và chất lượng công trình làm cơ sở trình UBND huyện phê duyệt kết quả nhà thầu trúng thầu gói thi công xây lắp.

Trên cơ sở thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của nhà nước về công tác liên quan đấu thầu như Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan, công tác đấu thầu trên địa bàn huyện Tuy Phước ngày càng có chuyển biến rõ rệt. Các gói thầu đủ điều kiện đấu thầu rộng rãi đều được thực hiện công khai, minh bạch, tạo sự công bằng cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong ĐTXD, chống thất thoát, lãng phí. Đối với các cán bộ tham gia trong lĩnh vực đấu thầu đều được cấp chứng chỉ tham gia

các khóa đào tạo về đấu thầu, các lớp tập huấn về đấu thầu và thường xuyên được cử đi đào tạo cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 66 - 69)