Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trìn hở huyện Tuy Phước,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)

7. Kết cấu luận văn

2.3.5. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trìn hở huyện Tuy Phước,

Bình Định

Hoạt động ĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất cho HTKT như: đường sá, cầu cống, trường học, đê kè, hệ thống điện, nước… Do đó, quản lý chi phí ĐTXD nhằm kiểm soát các chi phí để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH và các chương trình, dự án phục vụ phát triển KT- XH đạt hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra.

Hàng năm, Ban QLDA ĐTXD huyện Tuy Phước được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư quản lý các dự án, công trình do UBND huyện quyết định đầu tư trên cơ sở danh mục, kế hoạch các dự án đầu tư đã được HĐND huyện thông qua; đồng thời, thay mặt UBND huyện làm chủ đầu tư đối với các dự án mà cấp quyết định đầu tư là UBND tỉnh. Căn cứ vào nguồn vốn cân đối ngân sách huyện và nguồn vốn hỗ trợ, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm trình UBND huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh xem xét bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho các danh mục dự án để lập kế hoạch triển khai thực hiện.

Nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên toàn huyện, UBND huyện Tuy Phước đã ban hành quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 về tăng cường kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; được cụ thể hóa thực hiện thông qua các quyết định phê duyệt danh mục, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm từ 2016 đến 2020 như sau: quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04/1/2016, 05/QĐ-UBND ngày 04/1/2017, 6339/QĐ-UBND ngày 27/12/2017, 6160/QĐ-UBND ngày

27/12/2018, 8925/QĐ-UBND ngày 25/12/2019. Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định có cơ chế chính sách quy định mức hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố thông qua quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 và quyết định số 50/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 ban hành đề án tổ chức xây dựng và bảo đảm một số chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; đối với huyện Tuy Phước quy định hỗ trợ cụ thể như sau:

- Các công trình thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn, tái định cư dân vùng thiên tai: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% chi phí xây dựng, thiết bị cho phần vượt từ 2 tỷ đồng trở lên đối với các công trình có tổng mức chi phí xây dựng, thiết bị theo tổng dự toán được duyệt từ 2 tỷ đồng trở lên.

- Các công trình giao thông: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% chi phí xây dựng cho phần vượt từ 2 tỷ đồng trở lên đối với các tuyến giao thông liên huyện và các tuyến đường liên xã có tổng mức vốn xây dựng theo tổng dự toán được duyệt từ 2 tỷ đồng trở lên.

- Các công trình thuộc ngành giáo dục:

+ Các công trình xây dựng mới thuộc trường trung học cơ sở, tiểu học có quy mô từ 4 phòng học trở lên ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% cho chi phí xây dựng từ phòng học thứ 4 trở lên.

+ Nhà hiệu bộ, nhà đa năng, phòng bộ môn, thí nghiệm, thực hành, nhà công vụ được ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% cho chi phí xây dựng.

+ Các công trình trường mầm non công lập ngân sách tỉnh hỗ trợ 60% chi phí xây dựng.

- Các công trình y tế: ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 50% các công trình y tế xây dựng mới và sửa chữa lớn mà cấp huyện đầu tư.

- Các công trình văn hóa, thể thao và thông tin: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị xây dựng và thiết bị cho phần vượt từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

- Trụ sở làm việc cấp ủy, HĐND&UBND cấp xã: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị xây dựng cho phần vượt từ 1,5 tỷ đồng trở lên nhưng tối đa không vượt quá 2,5 tỷ đồng cho một công trình.

- Nhà làm việc cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị xây lắp cho một công trình.

Căn cứ vào danh mục, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được phê duyệt và cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, tình hình vốn đầu tư từ 2016 - 2020 cho các dự án ĐTXDCB trên địa bàn huyện Tuy Phước do Ban QLDA ĐTXD huyện làm chủ đầu tư được phân bổ như sau:

Bảng 2.6. Cơ cấu vốn ĐTXDCB trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc do Ban QLDA ĐTXD huyện làm chủ đầu tƣ từ 2016 – 2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu thực hiện Năm

2016 2017 2018 2019 2020

Tổng vốn đầu tƣ 140,964 235,372 249,945 229,311 145,57

Công trình giao thông 38,732 63,877 88,064 98,619 32,60 Công trình thủy lợi 54,510 91,670 94,860 59,781 15,80 Công trình dân dụng 30,228 43,061 34,825 37,287 23,92 Các công trình khác 17,494 36,764 32,196 33,624 73,25

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tuy Phước

Qua số liệu thống kê cho thấy tổng nguồn vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Tuy Phước từ năm 2016 - 2020 là: 1.001,162 tỷ đồng, bình quân nguồn vốn đầu tư là 200,23 tỷ đồng/năm, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu HTKT, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai thực hiện tốt phương hướng đầu tư và các mục tiêu cụ thể, UBND huyện Tuy Phước đã tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông, hệ thống các công trình thủy lợi, phục

vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh nhằm khắc phục tình trạng hàng năm giao thông bị chia cắt, đê sông, kè bị xói lở, ảnh hưởng thiệt hại do lũ lụt gây ra thường xuyên trên địa bàn huyện. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư các công trình giao thông là 321,892 tỷ đồng; công trình thủy lợi là 316,621 tỷ đồng, 02 lĩnh vực này chiếm tỷ lệ 63,78% trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông tăng dần từ năm 2016 - 2019; đối với lĩnh vực thủy lợi thì nguồn vốn đầu tư tăng từ 2016 - 2018, năm 2019 tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao do giai đoạn này UBND huyện tranh thủ các nguồn lực đầu tư, cơ chế chính sách của các cơ quan cấp trên, công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn được xử lý kịp thời nên các công trình trọng điểm, bức xúc được tập trung đầu tư để các công trình này sớm bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại, bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt quanh năm, góp phần quan trọng trong phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, giúp nhân dân ổn định đời sống, sản xuất. Các công trình dân dụng tuy cũng được quan tâm đầu tư nhưng đa số có quy mô nhỏ nên nguồn vốn phân bổ thấp hơn các công trình còn lại. Đến năm 2020, tổng nguồn vốn ĐTXDCB chỉ đạt mức 145,57 tỷ đồng do các công trình giao thông, thủy lợi đã và đang hoàn thành nên nguồn vốn tỉnh phân bổ thấp, nguồn vốn tập trung chuyển sang đầu tư cho các công trình khác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)