Về kết quả hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Về kết quả hoạt động đấu thầu

Thống kê các gói thầu thi công xây lắp do Ban QLDA ĐTXD huyện Tuy Phước làm chủ đầu tư từ 2016 - 2020 được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp các gói thầu thi công xây lắp trên địa bàn huyện do Ban QLDA ĐTXD huyện Tuy Phƣớc làm chủ đầu tƣ từ 2016 - 2020

ĐVT: tỷ đồng Hình thức đấu thầu Tổng số gói thầu Cơ cấu (%) Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tỷ lệ giảm (%)

Đấu thầu rộng rãi 31 14,6 321,545 315,741 5,804 1,8 Chào hàng cạnh tranh 76 35,9 187,924 185,752 2,172 1,2 Chỉ định thầu 105 49,5 68,386 66,445 1,941 2,9

Tổng cộng 212 100 577,855 567,938 9,917 1,7

Nguồn: Ban QLDA ĐTXD huyện Tuy Phước

Qua số liệu thống kê từ Bảng 2.3 cho thấy tình hình quản lý đấu thầu giai đoạn 2016 - 2020, tổng số gói thầu xây lắp là 212 gói thầu. Trong đó, các gói thầu chỉ định thầu chiếm đa số với 105 gói thầu, chiếm tỷ lệ 49,5%; tiếp theo là chào hàng cạnh tranh đứng thứ hai với 76 gói thầu, chiếm tỷ lệ 35,9%; cuối cùng là đấu thầu rộng rãi với 31 gói thầu, chiếm tỷ lệ 14,6%. Qua 05 năm, công tác thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu xây lắp đã tiết kiệm cho NSNN: 9,917 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 1,7%.

Xét tổng thể giai đoạn 2016 - 2020, các gói thầu theo hình thức chỉ định thầu chiếm đa số trong tổng số các gói thầu được phê duyệt (không bao gồm các gói thầu tư vấn), có tỷ lệ giảm giá giữa giá gói thầu và giá trúng thầu ở mức cao nhất 2,9% tương ứng với 1,941 tỷ đồng nhưng giá trị phần chênh lệch thấp hơn nhiều so với hình thức đấu thầu rộng rãi là 5,804 tỷ đồng và cũng thấp hơn so với hình thức chào hàng cạnh tranh là 2,172 tỷ đồng. Có thể nhận thấy rằng, mặc dù hình thức chỉ định thầu chiếm đa số tổng số gói thầu nhưng nếu so về tổng giá gói thầu, tổng giá trúng thầu thì thấp hơn rất nhiều so với hai hình thức đấu thầu còn lại (<4,7 lần so với đấu thầu rộng rãi, <2,7 lần so với chào hàng cạnh tranh). Điều này cũng dễ hiểu do hình thức chỉ định thầu chỉ có một nhà thầu được mời nên yếu tố giá không có tính cạnh tranh,

quy mô nhỏ nên yêu cầu đối với nhà thầu không cao, có nhiều sự lựa chọn về nhà thầu. Các gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi tuy số lượng thấp nhất nhưng có khối lượng lớn, nhiều nhà thầu cạnh tranh nên chọn được nhà thầu đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu với chi phí thực hiện thấp nhất, giá trị giảm cũng ở mức cao hơn, tiết kiệm cho NSNN.

2.3. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.3.1. Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Phước, tỉnh Bình Định

2.3.1.1. Về lập quy hoạch

Quy hoạch là cơ sở để hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ một cách thống nhất, đồng bộ; đảm bảo tính liên tục, kế thừa nhằm tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; và là công cụ pháp lý cho việc quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch, thực hiện đầu tư hạ tầng… do đó công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được xác định là công tác ưu tiên hàng đầu.

Trong 05 năm qua (2016 – 2020), công tác quy hoạch huyện Tuy Phước đã đạt được một số thành tựu. Hoàn thành các đề án phát triển vùng, ngành: Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Quy hoạch nghĩa trang nhân dân huyện Tuy Phước; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu 02, 03 xã Phước Lộc; Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dịch vụ - du lịch thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận; Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu hỗn hợp – dịch vụ thương mại, kết hợp khu dân cư chỉnh trang đô thị thị trấn Tuy Phước; Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp

Bình An, xã Phước Thành và cụm công nghiệp Qui Hội, xã Phước An; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện kịp thời, bước đầu mang lại hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH [18].

Để quá trình thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng theo quy định, UBND huyện Tuy Phước đã ban hành các văn bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn thực hiện như: công văn số 953/UBND-XD ngày 26/9/2016 về rà soát quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện; công văn số 611/UBND-XD ngày 20/6/2018 về quy hoạch, xây dựng HTKT các khu dân cư trên địa bàn huyện; công văn số 242/UBND-QH ngày 05/4/2019 về thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện. Vì vậy, các địa phương không ngừng rà soát để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng quá trình phát triển KT- XH của từng địa phương. Sau khi các đồ án quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, kịp thời lập và trình phê duyệt quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch để ban hành thực hiện; đồng thời, thực hiện việc công bố công khai quy hoạch xây dựng đúng thời gian, nội dung và hình thức cho các tổ chức, cá nhân biết, giám sát trong quá trình thực hiện. Tổ chức cắm mốc giới quy hoạch ra ngoài thực địa; đồng thời, triển khai công tác lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng để nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở để thực hiện ĐTXD và lập các thủ tục khác có liên quan. Các công trình văn hóa, thể thao cũng được đầu tư theo quy hoạch nhằm góp phần phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao xã, tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, cơ sở vật chất để bà con nhân dân sinh hoạt, hội họp… Việc thực hiện quy hoạch sản xuất được quan tâm, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thuận lợi cho nông dân canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để từ đó nâng cao thu nhập, đời sống bền vững.

Trong quá trình hoạch định để phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ một cách thống nhất, đồng bộ của huyện, đặc biệt là phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn vì huyện Tuy Phước là vùng trũng (rốn lũ), hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều về thiên tai, đồng thời huyện Tuy Phước là khu vực phụ cận của thành phố Quy Nhơn nên chịu sự ảnh hưởng lớn đến sự định hướng quy hoạch và đầu tư hạ tầng.

Việc triển khai các đồ án quy hoạch được duyệt còn chậm, chưa thống nhất và đồng bộ; công tác chỉnh trang đô thị còn chưa kịp thời do nguồn kinh phí trong thời gian qua của huyện còn nhiều khó khăn. Những năm gầy đây việc đẩy mạnh đầu tư các dự án phát triển kinh tế và hạ tầng dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất của một số địa phương so với quy hoạch được duyệt. Việc hạn chế sử dụng đất lúa nên việc tạo nguồn để xây dựng đồng bộ các công trình HTKT khu trung tâm còn chậm.

2.3.1.2. Về lập kế hoạch đầu tư xây dựng

Việc lập kế hoạch ĐTXD trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH và các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên toàn huyện đã đề ra, tạo tiền đề phát triển mới cho giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm qua, UBND huyện Tuy Phước đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ban QLDA ĐTXD huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, rà soát các cơ sở vật chất, HTKT trên cơ sở đề xuất của chính quyền địa phương, kịp thời triển khai công tác xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn và hàng năm; công tác điều chỉnh, bổ sung danh mục, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc các nguồn vốn thuộc huyện, nguồn vốn huyện quản lý theo định kỳ để HĐND huyện xem xét, quyết định thông qua trước khi UBND huyện tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định, tác giả tổng hợp, xây dựng quy trình QLNN trong lập kế hoạch đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tuy Phước như sau:

Hình 2.2. Quy trình quản lý nhà nƣớc trong lập kế hoạch đầu tƣ công tại huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

Căn cứ Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 30/12/2016 của HĐND huyện Tuy Phước khóa XI về kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn

UBND huyện ban hành văn bản về lập kế hoạch đầu tư công

Phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công, thẩm

định trình UBND huyện

UBND huyện xem xét, thảo luận trình HĐND huyện

HĐND huyện quyết định thông qua tại kỳ họp HĐND huyện

UBND huyện ra quyết định ban hành kế hoạch đầu tư công

Các cơ quan ban, ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện

kế hoạch đầu tư công

Các cơ quan ban, ngành, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đầu tư công

Phòng Tài chính – Kế hoạch theo dõi, kiểm tra, giám sát; định kỳ báo cáo UBND huyện

2016 - 2020, UBND huyện Tuy Phước đã ban hành quyết định số 2316/QĐ- UBND ngày 06/6/2017 về kế hoạch đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 về tăng cường kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, xác định danh mục các công trình, dự án trọng điểm, sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020, phân bổ bố trí hợp lý các nguồn lực đầu tư phát triển, từ đó tập trung phát huy mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật trên mọi lĩnh vực nhằm góp phần thiết thực thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.

Hiện nay, nguồn vốn chủ yếu ĐTXDCB của huyện Tuy Phước bao gồm các nguồn như: Ngân sách Trung ương, vốn tỉnh hỗ trợ, vốn cân đối ngân sách địa phương từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn được phân cấp cho huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác, cụ thể:

Vốn ngân sách Trung ương, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ là 243,088 tỷ đồng. Tập trung đầu tư các dự án trên cơ sở mang tính chất trọng điểm, mục tiêu, cần nguồn vốn đầu tư lớn như: công trình phòng, chống lụt, bão; chương trình vệ sinh, nước sạch nông thôn; chương trình xây dựng NTM; chương trình phát triển giao thông; cơ sở hạ tầng giáo dục, văn hóa… đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn ĐTXD trên địa bàn huyện [15].

Vốn cân đối ngân sách của địa phương đã thực hiện là 758,074 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành ngân sách hàng năm thì nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất chiếm vai trò quan trọng, tạo nguồn lực trong ĐTXDCB luôn được quan tâm thực hiện. Riêng tiền sử dụng đất thu được ở giai đoạn 2016 - 2020 tại các khu dân cư hoặc xây dựng CSHT kết hợp khu dân cư là 699,224 tỷ đồng, ngân sách huyện sử dụng quỹ nguồn vốn này đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện. Ngoài ra, trên cơ sở giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm của UBND tỉnh Bình Định phân cấp cho

huyện quản lý là 11,770 tỷ đồng, huyện có kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng và ưu tiên các lĩnh vực theo quy định của tỉnh [15].

Hiện nay, công tác thu hút, xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với các dự án trọng điểm; xã hội hóa đầu tư và huy động sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế. Việc chủ động trong việc khai thác huy động nguồn thu nội lực và tích cực tranh thủ nguồn vốn ngoại lực để ĐTXD là rất quan trọng. Đồng thời, khi lập kế hoạch đầu tư phải xem xét kỹ lưỡng danh mục dự án đầu tư cần ưu tiên thực hiện trước, dự án nào cần thực hiện sang năm tiếp theo. Các dự án được phê duyệt thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, yêu cầu phải được lập kế hoạch cụ thể để thực hiện đảm bảo đúng tiến độ.

2.3.2. Tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư xây dựng công trình ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Công tác thẩm định và phê duyệt các dự án ĐTXDCB trên địa bàn huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định ủy quyền, phân cấp trách nhiệm cho huyện thực hiện theo quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh Bình Định và quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 30/6/2015. Theo đó, Chủ tịch UBND huyện được phê duyệt dự án ĐTXD nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, vốn từ nguồn thu để lại cho ĐTXD nhưng chưa đưa vào ngân sách địa phương cấp huyện thuộc thẩm quyền HĐND huyện quyết định; đối với dự án ĐTXD có sử dụng nguồn vốn NSNN do tỉnh quản lý (chiếm dưới 30% tổng mức đầu tư, đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư) thì Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước tổ chức phê duyệt các dự án ĐTXD do mình hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống nhưng phải được Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Định có ý kiến trước khi phê duyệt [28].

Về công tác thẩm định tại huyện Tuy Phước, phòng có chức năng chuyên môn quản lý xây dựng thuộc UBND huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được UBND huyện giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD do UBND huyện quyết định đầu tư (trừ các dự án công trình hồ, đập). Trong đó, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện chịu trách nhiệm thẩm định các công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông...; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chịu trách nhiệm thẩm định các công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn như đê, kè... Riêng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt dự án.

Công tác thẩm định của các cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện chức năng QLNN thể hiện qua các mặt như đánh giá sự phù hợp về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do Sở Xây dựng cấp, đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế đảm bảo theo quy định, giải pháp thiết kế phù hợp với quy mô và cấp công trình, phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn công trình, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, việc áp dụng các định mức, đơn giá phải phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, thực hiện giảm trừ những khoản không cần thiết để tiết kiệm nguồn vốn NSNN, tránh lãng phí. Trong công tác thẩm định nếu có phát hiện sai sót làm ảnh hưởng đến tính pháp lý, chất lượng, an toàn... thì UBND huyện ra quyết định thu hồi, hủy kết quả thẩm định hoặc yêu cầu tổ chức tiến hành thẩm định lại đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 54)