Bộ giảm chấn EM gồm một mô tơ điện và cơ cấu vít bi (Hình 4.10). Mô tơ EM đóng vai trò vừa là động cơ điện (DC-AC), vừa là máy phát (AC-DC). Cơ cấu vít bi (ball- screw) dùng để chuyển đổi chuyển động thẳng đứng (sự dao động của các khối lƣợng) thành chuyển động quay.
Hình 4.10. Cấu tạo giảm chấn EM
Hoạt động của giảm chấn EM:
ECU nhận dữ liệu từ các cảm biến để xác định trạng thái dao động của xe, sau đó bộ khuếch đại công suất chuyển đổi tín hiệu điều khiển thành thành điện áp cung cấp cho mô tơ EM làm việc dƣới sự điều khiển của ECU.
Khi mô tơ EM tuyến tính đƣợc cấp điện thì nó quay (trƣờng hợp này nó là động cơ) và tác động lên cơ cấu vít bi. Nếu chiều quay của nó cùng với chiều quay đƣợc tạo ra do sự dao động của các khối lƣợng thì trƣờng hợp này tƣơng ứng với hệ số giảm chấn giảm. Ngƣợc lại, nếu chiếu quay của nó ngƣợc với chiều quay đƣợc tạo ra do sự dao động của các khối lƣợng thì trƣờng hợp này tƣơng ứng với hệ số giảm chấn tăng. Vì vậy, với việc thay đổi điện áp cung cấp cho động cơ, thì ta sẽ có đƣợc dãy các giá trị giảm chấn thay đổi liên tục.
46 nhờ vào cơ cấu vít bi đã chuyển đổi chuyển động thẳng đứng (sự dao động của các khối lƣợng) thành chuyển động quay, lúc này mô tơ EM đƣợc dẫn động bởi chuyển động quay thông qua một bánh răng tăng tốc độ (bánh răng giữa cơ cấu vít bi và mô tơ) tạo ra điện áp xoay chiều (trƣờng hợp này nó là máy phát AC-DC). Điện áp xoay chiều đƣợc tạo ra, đƣợc chuyển sang điện áp một chiều và đƣợc lƣu trữ trong pin lƣu trữ hoặc một siêu tụ điện để sử dụng trong trƣờng hợp điều khiển. Điều này giúp hệ thống ít tiêu tốn năng lƣợng, đây cũng là ƣu điểm quan trọng của bộ giảm chấn EM, điều mà không thể thực hiện đƣợc trên bộ giảm chấn thủy lực hay khí nén.