Giảm chấn CDC (Continuous Damper Control)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 71 - 73)

Giảm chấn CDC là loại giảm chấn ống đôi có van tiết lƣu đƣợc điều khiển bằng điện. Hoạt động của giảm chấn ống đôi tƣơng tự nhƣ đƣợc trình ở Mục 4.2.1, sau đây chỉ mô tả về cấu tạo và hoạt động của van điện từ để điều chỉnh lực giảm chấn.

Hình 5.6, minh họa về cấu trúc và hoạt động van điều tiết điều khiển điện biến đổi liên tục trên piston của ống giảm chấn.

Cấu trúc:

Van giảm xóc chính 3 trong pít-tông 1 đƣợc căng trƣớc về mặt cơ học bởi lò xo 4. Một nam châm điện 5 đƣợc đặt phía trên van và cáp kết nối đƣợc dẫn ra bên ngoài thông qua thanh piston rỗng (Hình 5.6).

62 Hình 5.6. Van giảm xóc điều khiển điện liên tục

1 – Piston; 2 – Xi-lanh trong; 3 – Van; 4 – Lò xo căng van; 5 – Nam châm điện.

Hoạt động: Khi bộ piston 1 di chuyển xuống bên trong ống xi lanh 2 ở tốc độ v. Áp

suất dầu trong buồng bên dƣới van giảm xóc chính 3 tăng tác dụng lên van một lực FP, dòng điện chạy tới nam châm điện 5 hút van với lực FM chống lại lực lò xo FF.

Nếu tổng của lực từ và lực áp suất dầu (FM + FP) vƣợt quá lực lò xo FF, thì lực kết quả FR sẽ mở van. Độ lớn lực từ có thể đƣợc điều chỉnh bằng cách điều chỉnh dòng điện. Dòng điện càng cao, sự cản trở dòng chảy càng thấp và do đó lực giảm chấn thấp và ngƣợc lại.

Lực giảm chấn cao nhất đạt đƣợc khi nam châm điện không đƣợc kích hoạt bằng điện. Đối với lực giảm chấn thấp nhất, nam châm điện phải nhận đƣợc dòng điện xấp xỉ 1800 mA.

Trong chế độ chạy khẩn cấp, nam châm điện không đƣợc kích hoạt bằng điện. Do đó, lực giảm chấn đƣợc đặt ở mức tối đa, đảm bảo điều kiện lái ổn định động.

63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 71 - 73)