Hệ thống đánh lửa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và cải tiến động cơ honda wave 110 cho cuộc thi honda EMC 2021 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 49 - 55)

Hệ thống đánh lửa động cơ 1 xylanh lắp trên xe HONDA WAVE RSX 110 được trang bị hệ thống đánh lửa điện tử không dùng bộ vít lửa, được gọi là hệ thống CDI hay đánh lửa điện dung, thông thường gọi là IC. Ưu điểm của hệ thống này là điện khoẻ, ổn định, không cần phải chỉnh tầm điện như hệ thống dùng tiếp điểm.

Hệ thống hoạt động như sau: Khi khởi động máy, cuộn dây nguồn phát sinh dòng điện xoay chiều 100-200 V nạp vào tụ. Vào cuối thì ép, đúng thời điểm đánh lửa, cực nam châm trên vành ngoài vô lăng quét ngang qua cuộn dây tín hiệu, cuộn này xuất hiện sức điện động điều khiển đánh lửa. Tụ phóng điện qua mô bin sườn cực nhanh, khoảng 10-4 giây đồng hồ, làm cho cuộn thứ cấp cảm ứng dòng điện cao thế 15-20 KV đưa đến bu gi tạo tia lửa. Quá trình trên được lặp lại theo chu kỳ khép kín, duy trì hoạt động của động cơ.

G R R /Bl B l/Y G Bu/Y B u/Y G G G 1 2 3 4 5 6 7 Hình 3. 18: Bộ lọc li tâm Hình 3. 19: Sơ đồ hệ thống đánh lửa

37 1- Bình điện; 2- Cầu chì chính ;3- Công tắc máy; 4- Mô bin điều khiển đánh lửa; 5-

Cuộn phát xung đánh lửa; 6 – Cuộn đánh lửa; 7- Bu gi đánh lửa Trong đó các kí hiệu: BL là màu đen; G là màu lục

Bu là màu xanh; R là màu đỏ; Y là màu vàng  Mâm lửa và vô lăng

Đây là bộ phận được coi là bánh đà của xe. Vừa tích luỹ công do hỗn hợp nổ tạo ra. Vừa cung cấp động năng cho piston ngoại trừ ở kỳ nổ và ham gia vào việc biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. Vô lăng còn gắn với các bánh răng bị động kết nốt với máy khởi động để khởi động xe.

Hình 3. 21: Vô lăng và mâm lửa

38 1- Bánh răng bị động có 55 răng; 2- Ly hợp 1 chiều; 3- Cụm bánh rang giảm tốc khi

khởi động 14 răng; 4- Trục bánh răng giảm tốc; 5- Bu long giác chìm 6 x 14; 6- Vòng bi kim 21 x 27 x 18

Vô lăng còn là rotor của hệ thống sạc của xe máy. Nó được cố định với trục khuỷu và khi trục khuỷu quay thì vô lăng hay rotor của sẽ quay. Cùng với mâm lửa hay stator tạo ra dòng điện để sạc cho ắc quy hay cung cấp cho hệ thống đèn, điện trên xe.

Mâm lửa thông qua bộ chỉnh lưu (cục sạc) là nguồn cung cấp điện xoay chiều để nạp cho ắc quy. Mâm lửa được cấu tạo bởi 2 phần riêng biệt. Gồm cuộn dây lửa và cuộn dây đèn nằm chung nhau trên 1 mâm kim loại (thực chất là các lá thép điện tử được ghép lại với nhau). Cuộn đèn thường không được bọc nhìn vào sẽ thấy những vòng dây đồng được quần quanh 1 lõi sắt. Cuộn lửa được bọc kín. Cuộn dây này quyết định đến 50% độ máy mạnh và yếu của xe lửa. Mobin sườn và IC quyết định 50% còn lại.

1- Bộ vô lăng điện; 2- Cụm stato; 3- Vòng đệm; 4- Đai ốc mặt bích 10mm; 5- Bu lông mặt bích 6 x 16; 6- Bu lông mặt bích 6 x 22

39  Cuộn phát xung đánh lửa (cảm biến trục khuỷu)

Cấu tạo bao gồm: 1 nâm châm và các dây dẩn để nối truyền tính hiệu xung cho IC động cơ để thực hiện đánh lửa. Đây là cảm biến loại Hall. Vị trí đặt: Trên thân máy bên trái của động cơ.

Nguyên lí hoạt động: Khi điểm kích (Chấu kích) trên bộ vô lăng lướt ngang cảm biến kích từ. Tạo ra dòng điện tầm 8V đến 10V truyền đến IC đánh lửa. IC sử dụng tín hiệu điện từ đó để truyền điện áp đó cho Bobine xườn. Từ đó kích cho bu gi phóng ra tia lửa đốt cháy hòa khí.

Hình 3. 22: Cuộn phát xung đánh lửa

40  Bu gi đánh lửa

Bộ phận này được xem như là “cửa ngõ” của động cơ nên thông qua bugi ta có thể nhận biết được rất nhiều lỗi hỏng hóc của động cơ xe máy hay các bộ phận liên quan đến nó. Bugi cũng là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa vì thế nên nó giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp phát sinh tia lửa điện giữa cực bên nối mát và cực trung tâm nhằm đốt hỗn hợp khí, từ đó mà xăng chế hòa khí sẽ được nạp vào buồng đốt.

Bugi loại nóng: Sử dụng cho các loại xe có phân khối nhỏ (tỉ số nén thấp), tốc độ động cơ không cao, xe chạy thường xuyên ở quãng đường ngắn, tải nhẹ.

Bugi xe máy thường sử dụng cái loại như: Bugi plantinum đơn, bugi plantinum đôi, bugi iridium, bugi bạc, bugi 3 chấu…

Bugi làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt:

 Chịu tải trọng cơ khí, sự rung sóc của động cơ, áp suất nén và cháy của hỗn hợp nhiên liệu khá cao 50 - 60 (KG/cm2). Chịu tải trọng nhiệt do quá trình cháy, do tia lửa điện hồ quang (1800 - 20000C). Trong khi đó ở quá trình nạp chỉ là 50 - 800C, nói cách khác tải trọng nhiệt thay đổi.

 Ngoài ra bugi còn làm việc với điện áp cao, phần chấu của bugi tiếp xúc trực tiếp với khí thải, chịu ăn mòn hoá học.

41  Bobine đánh lửa

Bobin đóng vai trò như một biến áp cao thế có khả năng biến hiệu điện thế thấp khoảng 6 – 12 – 24V từ bình ắc quy thành hiệu điện thế cao lên đến 12.000 – 40.000V nhằm hỗ trợ cho hoạt động đánh lửa của Bugi.

Bobin nằm giữa IC và Bugi, dòng điện đi từ IC qua bobin sẽ được kích đủ mạnh để phát ra tia lửa trên Bugi. Vậy nên, nói bobine rất quan trọng là hoàn toàn chính xác. Bởi nếu không có bobine, bugi không đánh lửa được thì xe cũng không thể khởi động được.  Hộp điều khiển IC

IC là ký hiệu viết tắt của Integrated-Circuit. Đây là bộ phận dùng để điều khiển hệ thống mạch điện tử từ đơn giản cho đến phức tạp như nhiên liệu động cơ, điện… Nói một cách dễ hiểu, IC xe may HONDA chính là bộ phận đánh lửa.IC xe WAVE RSX 110 sử loại IC 5 chân: Chân kích, chân mobin sườn, chân mass, chân bobine lửa, chân tắt máy.

Hình 3. 26: IC điều khiển Hình 3. 25: Bobine đánh lửa

42 IC của xe sử dụng bộ chế hòa khí cũng tương đương với ECU của xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Nó cũng được coi là bộ não chính của xe máy. Nhưng nó sẽ có nhiều hạn chế hơn so với ECU, vì không thể tin chỉnh được nhiều thông số như góc đánh lửa, thời gian phun. Tuy nhiên nó cũng sẽ đơn giản cho việc sửa chửa hơn so với ECU.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và cải tiến động cơ honda wave 110 cho cuộc thi honda EMC 2021 đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 49 - 55)