Đường đặc tính ngoài của động cơ (có khi còn gọi là đặc tính tốc độ ngoài) là các đường cong công suất (Ne), mô men (Me), suất tiêu hao nhiên liệu (ge) diễn biến theo tốc độ quay n (vg/ph) của động cơ ở chế độ toàn tải (mở 100% bướm ga ở động cơ xăng hoặc phun nhiên liệu cực đại ở động cơ diesel). Đây là đường đặc tính quan trọng nhất của một động cơ dùng để đánh giá các chỉ tiêu công suất (Nemax) và tiết kiệm nhiên liệu (gemin) của động cơ. Các đường cong biểu thị quan hệ giữa mức tiêu hao nhiên liệu (Gnl), suất tiêu
19 hao nhiên liệu riêng (ge) khi số vòng quay (n) không đổi với công suất hữu ích (Ne) được gọi là đường đặc tính phụ tải của động cơ. Nhờ đặc tính, ta có thể xác định được giá trị tuyệt đối mức tiêu hao nhiên liệu giờ ở các chế độ vòng quay và phụ tải khác nhau hoặc xác định được chế độ làm việc kinh tế của động cơ. [3]
Chất lượng của quá trình cháy phụ thuộc vào hàng loạt các thông số mà giá trị tối ưu của chúng xác định bằng cách thí nghiệm động cơ. Trong động cơ xăng, các thông số đó là thành phần hỗn hợp cháy và góc đánh lửa sớm. Nên từ đó ta có thể hiệu chỉnh góc đánh lửa để tăng kinh tế nhất có thể.
Đặc tính điều chỉnh theo góc đánh lửa sớm là đồ thị quan hệ của công suất có ích Ne, mức tiêu hao nhiên liệu giờ Gnl, suất tiêu hao nhiên liệu ge với góc đánh lửa sớm khi vị trí bướm ga và số vòng quay trục khuỷu không đổi và chế độ nhiệt ổn định [3].
Ne, Gnl, ge = f(s). (2.11)
20 Mục đích của đường đặc tính này là xác định góc đánh lửa có lợi nhất và kiểm tra bộ điều chỉnh tự động ly tâm và chân không của bộ chia điện. Hình trên là đường đặc tính điều chỉnh theo góc đánh lửa sớm s. Từ đồ thị ta nhận thấy ở Nemax cho ta gemin đó là thời điểm đánh lửa có lợi nhất ứng với số vòng quay trục khuỷu ở vị trí bướm ga cố định.
21
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ HONDA WAVE RSX 110 VÀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ