4.4.2.1. Đối với doanh nghiệp
(i). Tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả kinh doanh: Để TMĐT thực sự trở thành công cụ giúp hoạt động kinh doanh có sự chuyển biến về chất, trong thời gian tới các DN cần chú trọng khai thác những tiện ích chuyên biệt của TMĐT một cách phù hợp trong từng khâu của quy trình SXKD.
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, DN có thể sử dụng các hình thức quảng bá, tiếp thị thông qua những kênh thương mại điện tử khác nhau như quảng cáo trực tuyến trên các báo điện tử, tối ưu hóa sự hiện diện trên các website tìm kiếm nổi tiếng, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín hoặc tự xây dựng website riêng, v.v…
Trong quản trị hoạt động, DN cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng TMĐT để tối ưu hóa quy trình SXKD, đặc biệt là cần đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như quản lý quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tài nguyên doanh nghiệp, v.v…
Ngoài ra, DN cần tích cực tìm hiểu và tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan QLNN cung cấp để giảm bớt chi phí kinh doanh.
(ii). Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn thông tin trong TMĐT
Trong thời gian tới các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư bảo đảm an toàn an ninh cho các ứng dụng TMĐT và cho hệ thống thông tin của DN mình. Trong đó cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực thi các quy chế liên quan tới việc sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan, đầu tư mua sắm thiết bị và phần mềm bảo mật phù hợp, hướng dẫn người sử dụng thiết bị CNTT tuân thủ các quy tắc an toàn an ninh thông tin.
(iii). Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực: do TMĐT là hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi nguồn lực quản lý và kỹ thuật công nghệ phù hợp. Do vậy, từ phía DN, nhân lực phải có trình độ nhất định về cả quản lý kinh tế và kỹ thuật để ứng dụng TMĐT hiệu quả.
(iv). Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT do hoạt động kinh doanh trên môi trường trực tuyến còn khá mới mẻ, nên sẽ có những tranh chấp về chứng từ điện tử, thương hiện, bảo vệ dữ liệu cá nhân…
(v). Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai đào tạo, tuyên truyền phổ biến, ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD. Chính các DN tham gia TMĐT cần phải biết giới thiệu, quảng bá, đưa dịch vụ của mình đến với DN và cộng đồng.
4.4.2.2. Đối với người tiêu dùng
Để hoạt động mua bán trực tuyến phát triển mạnh trong thời gian tới, người tiêu dùng cần mạnh dạn thực hiện việc mua sắm trên mạng đồng thời phổ biến, vận động người thân, bạn bè thực hiện hình thức mua bán này.
Trong giao dịch mua bán trực tuyến, để tối ưu hóa lợi ích mang lại người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như sự am hiểu về các quy định liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kỹ năng tìm kiếm và so sánh trên mạng, kỹ năng đánh giá website và độ tin cậy của thông tin, v.v…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Hoàn thiện QLNN về TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT; kế hoạch phát triển của TMĐT của cơ quan QLNN; các nguyên tắc hoàn thiện QLNN về TMĐT, luận án đã tập trung đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT, các giải pháp này bao gồm:
Thứ nhất, luận án kiến nghị cơ quan QLNN cần sớm xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia để tạo ra các định hướng chiến lược lâu dài cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
Thứ hai, các cơ quan QLNN cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT, đây là các căn cứ quan trọng để DN triển khai TMĐT và các cơ quan QLNN thực thi quyền lực của mình.
Thứ ba, cơ quan QLNN cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển TMĐT để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển TMĐT.
Thứ tư, cơ quan QLNN cần tiếp tục hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động TMĐT để kiểm tra mức độ chấp hành pháp luật về TMĐT của các DN, tạo ra môi trường kinh doanh TMĐT lành mạnh.
Để thực hiện các giải pháp trên, luận án đã đề xuất một số điều kiện chủ yếu để thực thi, các điều kiện này bao gồm:
Đối với các cơ quan QLNN: Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan QLNN, đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và xã hội điện tử; Đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường điện tử nói chung, an toàn thông tin trong TMĐT nói riêng; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT quốc gia; Nâng cao năng lực QLNN về TMĐT ở cấp Trung ương và địa phương.
Đối với doanh nghiệp: Tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả kinh doanh; Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn thông tin trong TMĐT; Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT; Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai đào tạo, tuyên truyền phổ biến, ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD.
KẾT LUẬN CHUNG
Thương mại điện tử cũng như QLNN về TMĐT là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam do đó chưa có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về TMĐT sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện QLNN về TMĐT, làm cơ sở cho các hoạt động QLNN về TMĐT.
Nội dung luận án:“Quản lý nhà nước về thương mại điện tử”đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT. Trong phạm vi nghiên cứu có giới hạn, luận án đã đạt được một số kết sau:
Thứ nhất,luận án đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với TMĐT như khái niệm, mục tiêu, nội dung QLNN về TMĐT; đây là những vấn đề lí luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.
Thứ hai,luận án đã tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ích trong QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, luận án đã phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT, thông qua các tiêu chí này, luận án tiến hành đánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN về TMĐ để từ đó nêu rõ những thành tựu đã đạt được, các tồn tại yếu kém cần khắc phục trong QLNN về TMĐT.
Thứ tư, luận án đã đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị và các điều kiện chủ yếu để thực hiện các giải pháp này với cơ quan QLNN, các giải pháp chủ yếu bao gồm:
(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.
(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân lực.
(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành nghề kinh tế quốc dân; quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức TMĐT mới nảy sinh;hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận
giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp trong TMĐT.
(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.
(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra chuyên ngành về TMĐT
Nội dung nghiên cứu và khuôn khổ luận án rộng lớn trong khi đó trình độ của nghiên cứu sinh có hạn do đó khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô và độc giả quan tâm đến đề tài luận án để giúp nghiên cứu sinh tiếp tục hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học vô cùng sâu sắc của GS.TSKH.Lê Du Phong, xin cám ơn tập thể các Thầy, Cô giáo Viện Sau đại học; các Thầy, Cô giáo khoa Khoa học quản lý đã tạo một môi trường nghiên cứu đầy tính khoa học và thuận lợi để nghiên cứu sinh thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền thông cũng như các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để thực hiện các nội dung của đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đào Anh Tuấn (2011),Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện
tử, thực trạng và khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Số 345, tháng 11/2011 . ISSN-0868-3808.
2. Đào Anh Tuấn (2011), Xu hướng mới trong thương mại điện tử và một số
khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Số 346, tháng 11/2011 . ISSN-0868-3808.
3. Đào Anh Tuấn (2007), Một số công cụ quản lý của Nhà nước về thương mại
điện tử hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 13 tháng 3/2007. ISSN-0868-3808.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2013),Quyết định số 669 /QĐ-BCT Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
2. Bộ Công thương (2013), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2012, Hà
Nội
3. Bộ Công thương (2012-2006) , Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam các năm
2006 - 2011, Hà Nội
4. Bộ Công thương (2010), Báo cáo về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các
trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
5. Bộ Công thương (2008), Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thương mại điện tử,Hà Nội.
6. Bộ Công thương (2008), Báo cáo về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các
trường đại học và cao đẳng, Hà Nội.
7. Bộ Công thương (2005-2003), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam các năm
2003 ÷ 2005, Hà Nội.
8. Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt nam, Hà Nội.
9. Bộ Thông tin và truyền thông (2012), Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền thông Việt nam , NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.
10. Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2012, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Quyết định số 2453/QĐ-TTg Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh
toán không dùng tiền mặt tại việt nam giai đoạn 2011 - 2015.Hà Nội.
12. Chính phủ (2010), Quyết định số 1073/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát
triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội
13. Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể
pháp triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Hà Nội.
14. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2005),Giáo trình kinh tế thương mại, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
15. Trần Văn Hòe (2010) , Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê,
Hà nội
17.Lê Danh Vĩnh (2003),Đề tài KC.01.05 "Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm"
Tiếng Anh
18.Bijan Fazlollahi (2001),Strategies for eCommerce Success,IRM Press
19. Cambridge University Press (2006),Global e-Commerce. Impacts of National
Environment and Policy, New York
20. European Commission (2000), E-Commerce Directive
http://ec.europa.eu/internal_market/e-commerce/directive_en.htm
21. Ecommerce Journal (2010), Internet and e-commerce industry in Singapore,
http://www.ecommerce-
journal.com/articles/14572_internet_and_e_commerce_industry_in_singapore (Accessed December 4, 2010)
22. EITO (1997),European Information Technology Observatory Yearbook
23. Forrester Research (2012), Online Retail Forecast, 2012 To 2015 24. Industry Canada, "Electronic Commerce"
http://www.ic.gc.ca/eic/site/ic1.nsf/eng/h_05229.html, (Accessed Junly 10,2010) 25. IT Strategy Headquarters (2001), e-Japan Strategy,
http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/unpan002771.pdf (Accessed Junly 10, 2010)
26. Jason Dedrick & Kenneth L. Kraemer (2000), Japan E-Commerce Report
http://www.crito.uci.edu/papers/2000/japan-ecom-rpt-12-00.pdf (Accessed December 10, 2010)
27. Japanese e-Government and e-Commerce
http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/APCITY/UNPAN003653 .htm (Accessed Junly 10, 2010)
28. Mehdi Khosrow-Pour (2004), The Social and Cognitive Impacts of e-Commerce on Modern Organizations, Idea Group Publishing
29. Meng Xia (2000),E-Commerce Legal Framework Country Report: China
http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/unpan006896.pdf
(Accessed Junly 10, 2010)
30. Ministry of Commerce, Industry and EnergyRepublic of Korea (2002), E-
Commerce in Korea,
http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/apcity/unpan007638.pdf (Accessed Junly 10, 2010)
31. OECD (1997),Measuring Electronic Commerce
http://www.oecd.org/dataoecd/32/52/2094340.pdf (Accessed December 24,2010).
32. OpenNet Initiative, Internet Filtering in Singapore in 2004-2005: A Country Study,http://opennet.net/studies/singapore (Accessed Junly 10, 2010). 33. OpenNet Initiative, Internet in South Korea,
http://opennet.net/research/profiles/south-korea(Accessed December 10, 2010).
34. Poh-Kam Wong (2001),Globalization and E-Commerce: Growth and Impacts in
Singapore.
35. Ravi Kalakota & Andrew B. Whinston (1997), Electronic Commerce:A
Manager's Guide, Addison-Wesley Professional.
36. Ruhua Song (2002),Understanding of E-commerce in China,
http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan001201.pdf (Accessed Junly 10, 2010).
37. Sam Lubbe & Johanna Maria van Heerden (2003), The Economic and Social
Impacts of E-Commerce, Idea Group Publishing
38. United Nations (2011),Report of the United NationsCommission on International
Trade Law,New York.
39. U.S. Census Bureau,http://www.census.gov/econ/estats/definitions.html
40. United Nations Conference on Trade and Development,Electronic Commerce
and Development,http://www.unctad.org/en/docs/posdtem11.en.pdf, (Accessed December 24, 2010. 41. Website các Bộ, Ngành, Tổ chức 1. Bộ Công thương http:// www.moit.gov.vn 2. Bộ Tư pháp www.moj.gov.vn
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ
http://www.chinhphu.vn
4. Cổng thông tin điện tử văn phòng Quốc hội
http://www.na.gov.vn
5. Cục TMĐT & CNTT - Bộ công thương
http://vecita.gov.vn/
6. Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông
7. Chương trình gắn nhãn Website Thương mại điện tử uy tín
http://www.trustvn.org.vn/
8. Doanh nghiệp xuất khẩu và thương mại điện tử Việt Nam
http://www.ecommerce.gov.vn/
9. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên liên minh Châu Âu
http://www.mutrap.org.vn
10. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
http://www.vecom.vn/
11. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
http://www.vcci.com.vn/
12. Viện chiến lược và Chính sách khoa học công nghệ
http://www.nistpass.gov.vn
13. Tổng cục Thống kê
www.gso.gov.vn/
14. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
http://www.vnpt.com.vn/
15. Trung tâm Internet Việt Nam
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Mẫu phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT. Phụ lục 1.2. Phiếu điều tra doanh nghiệp.
Phụ lục 1.3. Phiếu điều tra cá nhân người tiêu dùng. Phụ lục 1.4. Thời gian và tiến độ điều tra.
Phụ lục 1.5. Kết quả trả lời phiếu điều tra.
Phụ lục 1.6. Giao diện Form phiếu điều tra doanh nghiệp trực tuyến. Phụ lục 3.1. Kết quả thống kê mô tả.