3.2.2.1. Chính sách thương mại điện tử
a. Chính sách thương nhân
* Các điều kiện, thủ tục khi đăng ký thành lập Website TMĐT:
Việc cấp phép, quản lý sau cấp phép cho các website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT hoạt động hiện nay còn khá lỏng lẻo. Theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31-12-2010 của Bộ Công thương, Cục TMĐT được giao cấp đăng ký cho các sàn giao dịch TMĐT (điều 5, 6, 7)
Tuy nhiên, việc cấp đăng ký cho các sàn giao dịch này chỉ căn cứ vào hồ sơ đăng ký kinh doanh của DN, có đối chiếu với thông tin thể hiện trên website tại thời điểm đăng ký, không phải là một sự bảo đảm về uy tín của DN hay chất lượng của hàng hóa, dịch vụ quảng bá trên website. Đặc biệt chưa có những quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT từ đó gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các vi phạm về mua bán, trao đổi sản phẩm. Đã xuất hiện hiện tượng lừa đảo dưới dạng mở gian hàng ảo đa cấp trên sàn giao dịch TMĐT làm ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người tiêu dùng vào TMĐT.
Bộ Công thương mới chỉ có Thông tư số 46/2010/TT- BCT quy định trách nhiệm của các DN tham gia cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ (điều 10). Song khi xảy ra tranh chấp, thông tư lại không khẳng định chủ website phải chịu trách nhiệm. Ngay cả Cục TMĐT & CNTT cũng chỉ có thể đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi tham gia và phát hiện, phản ánh hoạt động kinh doanh không đúng pháp luật của các DN kinh doanh TMĐT với cơ quan chức năng để xử lý.
Đối với hoạt động mua bán online giữa cá nhân với cá nhân, những chiêu lừa đảo trên mạng xảy ra khá nhiều và sẽ còn tiếp diễn bởi chúng ta chưa quản lý được những trang web “chợ ảo”. Chủ các trang web này có nguồn lợi nhuận ổn định từ việc thu phí tham gia của DN hoặc cá nhân đăng tải thông tin gian hàng và kinh doanh trên “chợ” của họ nên không quan tâm kiểm tra chất lượng, nguồn gốc sản phẩm… mặc dù họ có trách nhiệm yêu cầu người bán trước khi rao bán sản phẩm trên “chợ ảo”, phải xuất trình những giấy tờ bảo đảm về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm cũng như thông tin về người mua, bán cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có vi phạm. Khi xảy ra hiện tượng lừa đảo hay có tranh chấp, khiếu nại, “chủ chợ” thường né tránh việc chỉ dẫn, giúp đỡ nạn nhân truy tìm thủ phạm và hoàn toàn đứng ngoài cuộc.
* Hành vi của thương nhân bị cấm trong hoạt động TMĐT.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT được quy định tại điều 4 của thông tư 46/2010, các hành vi này bao gồm:
Lập Website TMĐT để tiến hành hoạt động kinh doanh khi chưa đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cung cấp thông tin giả mạo về đăng ký kinh doanh hoặc nhân thân trên Website TMĐT
Gắn biểu tượng đăng ký giả mạo trên sàn giao dịch TMĐT Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT
Tiết lộ bí mật kinh doanh của các thương nhân, cá nhân tham gia bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT
Lấy cắp hoặc sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của các thương nhân, tổ chức, cá nhân giao dịch trên website TMĐT
Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về TMĐT và Internet.
Tuy nhiên các hành vi bị cấm ở trên còn quá khái quát, chưa bao quát được hết các hành vi của các tổ chức, cá nhân lợi dụng TMĐT kinh doanh bất chính như: kinh
doanh hàng giả, lợi dụng TMĐT để huy động vốn, tổ chức kinh doanh TMĐT theo hình thức đa cấp, cung cấp các dịch vụ TMĐT không được phép.
Bên cạnh đó, chế tài xử phạt các hành vi này chưa được quy định cụ thể, chưa có các quy định xử phạt một cách đồng bộ sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT và khó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
b. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng được quan tâm và việc Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật bảo vệ người tiêu dùng vào cuối năm 2010 đã phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của vấn đề này trong hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự Việt Nam.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT và nhận thức của xã hội về quyền lợi người tiêu dùng gia tăng, cùng với sự phát triển nhanh của các ứng dụng TMĐT B2C và C2C khiến những vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên môi trường mạng thời gian qua thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận. Quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT có thể bị tác động bởi 2 nhóm yếu tố: thứ nhất là những yếu tố của môi trường thương mại truyền thống như thông tin, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, v.v…; thứ hai là những yếu tố đặc thù của môi trường điện tử như bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn chặn quảng cáo không mong muốn (thư rác), vấn đề an ninh an toàn trong giao dịch, v.v… Do vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
Giao dịch TMĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật chung về bảo vệ người tiêu dùng. Những tranh chấp về chất lượng hàng hóa, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin sai lệch, … sẽ được xử lý như trong các giao dịch truyền thống.
Mức độ bảo vệ của pháp luật đối với người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT cũng tương đương như trong môi trường truyền thống. Người bán trong môi trường điện tử không phải tuân thủ những quy định khắt khe hơn hay được hưởng ưu đãi hơn so với người bán trong môi trường truyền thống.
Hệ thống pháp luật TMĐT chỉ điều chỉnh những khía cạnh đặc thù của giao dịch điện tử liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng.
Với tinh thần trên, các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT thời gian qua chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh đặc thù là bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT.
luật đối với việc bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, trong bối cảnh giao dịch điện tử đang mở rộng tới mọi cấp độ của đời sống xã hội và tác động đến từng cá thể của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc hoàn thiện những quy định cũ, Luật còn bổ sung thêm hai tội phạm mới trong lĩnh vực CNTT là “Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác” và “Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, nhằm giải quyết một số dạng tội phạm phổ biến nhất trong thời gian qua, đặc biệt là hành vi rút tiền của người khác từ máy rút tiền tự động.
Như vậy đến cuối năm 2012 khung pháp lý về TMĐT ở Việt Nam đã cơ b ản được hình thành, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT.
d. Một số bất cập còn tồn tại trong pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất,việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những xu thế mới của TMĐT.
Trước khi kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được ban hành, vấn đề quản lý dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet là một trong những vấn đề được điều chỉnh sớm nhất về lĩnh vực CNTT và TMĐT. Các văn bản ban hành từ năm 2001 đến năm 2010 dù mở đường cho một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam, nhưng cũng còn tồn tại một số điểm bất cập gây cản trở cho sự phát triển của các ứng dụng TMĐT trên nền Internet. Điển hình là quy định về cấp phép đối với mọi trang thông tin điện tử trên Internet - biện pháp quản lý không khả thi và gây cản trở cho việc phát triển một ứng dụng rất phổ thông của TMĐT tại Việt Nam là các website phục vụ hoạt động kinh doanh.
Năm 2008, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tạo lập môi trường thông thoáng hơn cho ứng dụng TMĐT tại Việt Nam. Bước tiến lớn nhất của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP là đã thu gọn các quy định về cấp phép trước kia đối với tất cả trang thông tin điện tử về một diện hẹp các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Các tổ chức, DN triển khai những ứng dụng chuyên ngành trên Internet hoặc lập website để phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại giờ đây không còn phải lo lắng về việc xin cấp phép. Việc xóa bỏ rào cản về cấp phép này là một bước tiến tích cực trong việc cải thiện môi trường pháp lý cho ứng dụng Internet nói chung và TMĐT nói riêng tại Việt Nam.
Một thay đổi khá lớn nữa của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP là việc thu hẹp phạm vi của “dịch vụ Internet”, dịch vụ chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước đây, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP định nghĩa dịch vụ Internet rất rộng, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet, trong đó “dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet”. Nếu theo định nghĩa này, có thể hiểu tất cả các ứng dụng trên nền Internet là dịch vụ Internet. Tuy nhiên, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP đã thu hẹp phạm vi của dịch vụ Internet thành một loại hình dịch vụ viễn thông, để chỉ bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông. Bên cạnh đó, việc quản lý các dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet được giao cho những Bộ ngành có chức năng QLNN tương ứng với từng lĩnh vực chuyên ngành.
Đây là cách tiếp cận mới về phương thức quản lý, theo hướng xem Internet chỉ như một kênh bổ sung, một phương thức hiện đại để tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội thay vì coi đó là lĩnh vực riêng, cần có sự quản lý đặc thù. Cách tiếp cận mở này tạo tiền đề cho việc xây dựng những biện pháp quản lý linh hoạt, phù hợp với tính chất của các lĩnh vực ứng dụng đa dạng trên nền Internet. Môi trường TMĐT nhờ đó sẽ trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, và cùng với việc loại bỏ dần những rào cản về cấp phép, hạ tầng CNTT và truyền thông nói chung ngày càng có tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển mạnh cho các dịch vụ ứng dụng trên nền Internet nói chung cũng như TMĐT nói riêng.
Tuy nhiên, Internet là một môi trường phát triển vô cùng mạnh mẽ, luôn có những công nghệ, dịch vụ, ứng dụng mới ra đời, liên tục làm thay đổi cách tổ chức hệ thống mạng lưới và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp đồng thời làm thay đổi cách tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người sử dụng dịch vụ. Ảnh hưởng của Internet đến mọi mặt của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, và cuộc sống của con người ngày càng nhiều, đồng nghĩa với sự lệ thuộc của người sử dụng vào Internet và các thiết bị đầu cuối ngày càng lớn, và do dó quản lý như thế nào cho theo kịp sự phát triển, làm thế nào để đảm bảo an toàn và an ninh trên Internet nói riêng và trên mạng nói chung luôn thực sự là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tê, và toàn xã hội.
Trước những thay đổi nói trên, nghị định 97 đã bộc lộ một số bất cập có liên quan đến TMĐT như sau:
(i) Với đặc thù là một môi trường mở, hình thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam khá đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ và thông tin như dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (facebook, twitter,...), dịch vụ thư điện tử (Yahoo Mail, Gmail, …), dịch vụ điện thoại Internet (Skype), dịch vụ quảng cáo, v.v..., đang cung cấp dịch vụ cho hàng triệu người sử dụng Internet Việt Nam. Nghị định 97 chưa có quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, dẫn tới việc quản lý gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật có liên quan đến nội dung thông tin. Ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp trong nước phải chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý thì các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên thị trường Việt Nam lại hầu như không bị ràng buộc một trách nhiệm nào đã dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thực tế, doanh nghiệp nước ngoài với thế mạnh về công nghệ và dịch vụ và thông tin không bị kiểm soát đã thu hút phần lớn người sử dụng Việt Nam, và từ đó càng khó khăn cho công tác quản lý.
Các giao dịch TMĐT xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam, kèm theo đó là các phương thức thanh toán rất đa dạng. Không nhất thiết phải chuyển tiền qua ngân hàng, người sử dụng dịch vụ có thể chuyển tiền trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài qua các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cá nhân.
Tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có quy định nào quản lý hoạt động chuyển tiền cho các giao dịch TMĐT ra nước ngoài, trong đó có việc kiểm soát lượng tiền thanh toán qua những loại thẻ vừa nêu. Điều này đồng nghĩa với việc các cá nhân có thể "thoải mái" chuyển tiền ra nước ngoài dưới dạng mua hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng từ thanh toán cũng như số lượng tiền chuyển qua thẻ cá nhân.
Bất cập này vô tình tiếp tay cho các hành vi phi pháp như đánh bạc trực tuyến bất hợp pháp, buôn lậu hoặc rửa tiền xuyên quốc gia…
(ii) Thời gian gần đây số lượng các vụ việc liên quan đến an toàn và an ninh
thông tin, tấn công trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng nguy hiểm với tần suất cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt dộng của nhiều website lớn, nhiều cơ quan, đơn vị. Chỉ tính riêng năm 2011, số lượng các vụ tấn công mạng tại Vịêt Nam trung bình mỗi tháng đã lên tới gần 200 vụ với một số hình thức tấn công chủ yếu bao gồm tấn công từ chối dịch vụ DDOS, virus, thư rác , và các phần mềm gián điệp. Có những website bị tấn công làm tê liệt hoạt động trong nhiều tháng và nhiều tên miền bị chiếm dụng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nội dung về an toàn và an ninh thông tin được quy định rất ít trong Nghị định 97, không quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối