3.4.3.1. Kết quả đo lường các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT
Việc đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT được thực hiện thông qua việc đo lường kết quả thực hiện từng tiêu chí. Cơ sở để đánh giá là nguồn số liệu điều tra sơ cấp của tác giả và nguồn số liệu thứ cấp của các cơ quan QLNN về TMĐT như: Bộ công thương, Bộ thông tin và truyền thông v.v...
a. Tính hiệu lực của QLNN về TMĐT
Kết quả điều tra cho thấy QLNN về TMĐT có tính hiệu lực tương đối cao, điều này được thể hiện qua qua mức độ đồng ý và rất đồng ý đối với các thang đo luôn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, khi xem xét từng chỉ tiêu đo lường tính hiệu lực của QLNN về TMĐT cho thấy có sự khác nhau trong kết quả thực hiện các chỉ tiêu này
(Phụ lục 3.3a; Phụ lục 3.3b ).
Đối với chỉ tiêu "Mức độ nhận thức của DN và xã hội đối với TMĐT",kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN đều nhận thức được lợi ích và vai trò của TMĐT
đối với hoạt động SXKD của DN và cho xã hội. Kết quả này được thể hiện qua mức độ đồng ý đối với câu hỏi "TMĐT có thể thay thế các hoạt động thương mại truyền thống và đem lại nhiều lợi ích cho DN và xã hội" bình quân đạt 3,85. Trong đó hầu hết ý kiến của DN đều tập trung vào mức độ đồng ý và rất đồng ý đối với câu hỏi trên với tỷ lệ tương ứng là 46,6% và 28,3%.
Đối với chỉ tiêu "Mức độ hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT của cơ quan QLNN về
TMĐT", kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN đều cho rằng hiện nay DN rất ít nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN trong việc triển khai ứng dụng TMĐT trong DN. Kết quả này được thể hiện qua mức độ đồng ý đối với câu hỏi "DN luôn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN trong quá trình triển khai TMĐT" bình quân chỉ đạt 2,90. Trong đó hầu hết ý kiến của DN đều tập trung vào mức độ rất không đồng ý, không đồng ý và phân vân đối với câu hỏi trên với tỷ lệ tương ứng là 22,8 %; 27,4% và 29,2%. Điều này cho thấy DN rất mong muốn các cơ quan QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần trú trọng hơn nữa vào việc hỗ trợ các đơn vị đào tạo TMĐT để tạo ra nguồn nhân lực TMĐT có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của DN.
Đối với chỉ tiêu "Mức độ bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT", kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN đều cho rằng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT hiện nay còn rất yếu. Kết quả này được thể hiện qua mức độ đồng ý đối với câu hỏi "Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT còn thiếu" bình quân đạt 4,01. Hầu hết ý kiến của DN đều tập trung vào mức độ đồng ý và rất đồng ý đối với câu hỏi trên với tỷ lệ tương ứng là 22,8 % và 39,3%. Do đó trong thời gian tới, cơ quan QLNN cần hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT.
Đối với chỉ tiêu " Mức độ thuận lợi, phù hợp của các hình thức thanh toán trong TMĐT",kết quả điều tra cho thấy hầu hết các ý kiến đều đồng ý với nhận định cho rằng các điều kiện về thanh toán trong TMĐT hiện nay chưa tạo thuận lợi cho DN và người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch TMĐT.
Kết quả này được thể hiện qua mức độ đồng ý và rất đồng ý đối với câu hỏi "Các điều kiện về thanh toán trong TMĐT hiện nay đã đáp ứng được các yêu cầu của DN và người tiêu dùng" bình quân chỉ đạt 2,79. Hầu hết ý kiến của DN đều tập trung vào mức độ rất không đồng ý; không đồng ý và phân vân đối với câu hỏi trên với tỷ lệ tương ứng là 33,8 % ; 23,7% và 32,4%.
Các kết quả khảo sát của Cục TMĐT & CNTT từ năm 2010 đến 2012 cũng cho thấy vấn đề thanh toán trong các giao dịch TMĐT hiện nay ở Việt Nam thật sự là
Các trở ngại trong ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. An ninh mạng 2.54 2.38 2.45 2. Nhận thức xã hội và môi trường kinh
doanh 2.55 2.36 2.47
3 Hệ thống thanh toán điện tử 2.39 2.30 2.29 4. Nguồn nhân lực 2.32 2.26 2.06 5. Môi trường pháp lý 2.29 2.25 2.21 6. Dịch vụ vận chuyển và giao nhận 2.30 2.11 2.25
giá năm 2012 là 2,29/4 điểm và đứng ở vị trí thứ 3 trong tổng số 6 trở ngại lớn nhất
đối với việc triển khai TMĐT trong các doanh nghiệp[2].
Bảng 3.4. Đánh giá của DN về các trở ngại trong ứng dụng TMĐT
Ghi chú: thang điểm 4.
Nguồn:[2]
Đối với chỉ tiêuMức độ đầy đủ, phù hợp của các tiêu chuẩn TMĐT do cơ quan
QLNN ban hành, kết quả điều tra cho thấy rất nhiều DN không đồng ý với ý kiến cho rằng các tiêu chuẩn TMĐT hiện nay tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp khi áp dụng trong DN và phù hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới. Kết quả này được thể hiện qua tỷ lệ mức độ không đồng ý và phân vân với nhận định trên là 33,3% và 20,1%. Điều này cho thấy các tiêu chuẩn về TMĐT hiện nay tuy đã được ban hành nhưng mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn này trong hoạt động TMĐT của DN là chưa cao.
Đối với chỉ tiêu"Mức độ đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực TMĐT đối với
các hoạt động của DN", kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN đều cho rằng hiện nay nguồn nhân lực cho TMĐT trong nền kinh tế chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của DN. Kết quả này được thể hiện qua mức độ đồng ý đối với câu hỏi "Nguồn nhân lực cho TMĐT trong nền kinh tế chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của DN" bình quân đạt 4,16. Trong đó hầu hết ý kiến của DN đều tập trung vào mức độ đồng ý và rất đồng ý đối với câu hỏi trên với tỷ lệ tương ứng là 48,4% và 33,8%. Các kết quả điều tra của Cục TMĐT & CNTT cũng cho thấy trong các đề xuất của DN đối
với cơ quan QLNN thì đề xuất về việc đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chiếm tới 31% trong tổng số các đề xuất chủ yếu của DN. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT trong giai đoạn hiện nay đều được các DN hết sức tâm.
Đối với chỉ tiêu " Mức độ phù hợp của hạ tầng CNTT quốc gia cho sự phát
triển của TMĐT", kết quả điều tra cho thấy hầu hết các DN đều đồng ý với ý kiến cho rằng cơ sở hạ tầng công nghệ cho TMĐT hiện nay đã phù hợp cho sự phát triển của TMĐT thể hiện qua tỷ lệ mức độ rất đồng và đồng ý với nhận định trên là 40,6 và 34,70%.
Theo kết quả điều tra của Cục TMĐT & CNTT, đến năm 2010 thì cơ sở hạ tầng công nghệ cho TMĐT đã được đánh giá không phải là một trong những cản đối với ứng dụng TMĐT trong DN
Đối với chỉ tiêu Mức độ hoàn thành các mục tiêu trong chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT. Theo đánh giá của Cục TMĐT & CNTT, đến cuối năm 2010 hầu hết các mục tiêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010 đều hoàn thành với kết quả rất cao.
b. Tính hiệu quả của QLNN về TMĐT: Hiệu quả QLNN về TMĐT được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản đó là mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế và các lợi ích mà TMĐT đem lại cho DN.
Thứ nhất,về mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế.
Qua các số liệu trong Báo cáo TMĐT hàng năm của Cục TMĐT & CNTT cho thấy, nếu như trước năm 2005 môi trường cho việc ứng dụng TMĐT ở Việt Nam chưa hình thành, TMĐT chưa được pháp luật chính thức thừa nhận, số lượng các DN ứng dụng TMĐT còn rất ít và mới chỉ dừng lại ở cấp độ 1 và 2 thì đến hết năm 2010, thông qua việc triển khai thực hiện rất nhiều các chương trình dự án trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010, môi trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã được hình thành, TMĐT đã được pháp luật chính thức thừa nhận; TMĐT đã được ứng dụng rộng rãi trong các DN; TMĐT bước đầu đã được xã hội chấp nhận sử dụng.
Kết quả điều tra năm 2012 tại hơn 3.000 doanh nghiệp trên cả nước của Cục TMĐT và CNTT cho thấy 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát có trang bị máy tính; 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2012 đã có kết nối Internet; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước, đạt 97%; trên 50% doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin hàng tuần lên Website; lượng đơn nhận đặt hàng qua Website của doanh nghiệp
Hình 3.12. Đánh giá các tác dụng của ứng dụng TMĐT trong DN năm 2012
Nguồn: [2]
Năm 2012, số doanh nghiệp có website chuyên nghiệp ở mức độ 2 (có chức năng tương tác, hỗ trợ người xem) chiếm tỷ lệ 41%; doanh nghiệp có website ở cấp độ 3 đạt mức 28%, tỷ lệ doanh nghiệp có website cấp độ 4 chưa nhiều, dừng ở mức
8%[2]
Thứ hai, về các lợi ích mà TMĐT đem lại cho các DN, kết quả điều tra trong năm 2012 của Cục TMĐT và CNTT cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT rất rõ nét, được thể hiện qua một số kết quả sau:[2]
Năm 2012, kết quả khảo sát cho thấy tổng giá trị đơn hàng doanh nghiệp đã đặt qua các phương tiện điện tử cũng rất khả quan, với 20% doanh nghiệp được điều tra cho biết các đơn hàng họ đã đặt qua phương tiện điện tử chiếm hơn 50% tổng giá
trị mua hàng cả năm, và 18% cho biết tỷ lệ này đạt mức 31% - 50%.[2]
TMĐT có tác động rất lớn đến doanh thu của DN; theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2012 có 37% DN tham gia cuộc khảo sát trả lời là doanh thu tăng, 49% không thay đổi và có 14% cho biết là doanh thu giảm so với các năm trước. Điều này khẳng định tầm quan trọng của TMĐT đối với việc kinh doanh của
DN.[2]
Ngoài ra, các DN tham gia khảo sát cũng được yêu cầu đánh giá hiệu quả của TMĐT qua một số tiêu chí, với thang điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là mức hiệu quả cao nhất. Trong năm 2012, hầu hết các DN được khảo sát cho rằng việc ứng dụng TMĐT đã đem lại nhiều hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với giá trị điểm của các tiêu chí đều lớn hơn 2
Như vậy qua hai chỉ tiêu đánh tính hiệu quả của QLNN về TMĐT là: mức độ phổ biến của TMĐT trong nền kinh tế và các lợi ích mà TMĐT đem lại cho DN cho thấy hiệu quả QLNN về TMĐT trong thời gian qua là khá cao. TMĐT đã được áp dụng phổ biến trong các DN, bước đầu được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận.
Các DN ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả cao.
c. Tính phù hợp của QLNN về TMĐT
Kết quả điều tra cho thấy tính phù hợp của QLNN về TMĐT hiện nay có sự thay đổi theo từng nội dung đánh giá(Phụ lục 3.3a + Phụ lục 3.3c).
Đối với chỉ tiêu "Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về TMĐT", kết quả điều tra cho thấy rất nhiều DN đồng ý rằng hệ thống pháp luật về TMĐT hiện nay là phù hợp cho việc áp dụng TMĐT trong DN với tỷ lệ mức độ rất đồng ý là 30,1% và đồng ý là 16,9%. Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều DN vẫn cho rằng pháp luật về TMĐT hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần phải hoàn thiện, điều này được thể hiện qua mức độ không đồng ý với nhận định pháp luật về TMĐT hiện nay là phù hợp cho việc áp dụng TMĐT trong DN với tỷ lệ 26,5% và phân vân là 21,9%. Như vậy trong thời gian tới các cơ quan QLNN vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về TMĐT để phù hợp với các yêu cầu phát triển TMĐT.
Đối với chỉ tiêu Mức độ phù hợp của các mục tiêu trong kế hoạch phát triển TMĐT với việc ứng dụng TMĐT trong DN, rất nhiều DN cho rằng các mục tiêu trong kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 là phù hợp với việc ứng dụng TMĐT trong DN. Điều này được thể hiện qua mức độ đồng ý và rất đồng ý với ý kiến trên là: 32% và 25,6%
Đối với chỉ tiêu Mức độ phù hợp của các chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế, kết quả điều tra cho thấy có khá nhiều DN cho rằng Các chính sách TMĐT ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với xu hướng phát triển của TMĐT trên thế giới (tỷ lệ rất đồng ý với nhận định này là 17,4 % và đồng ý là 23,3%). Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều DN không đồng ý với nhận định trên, thể hiện qua tỷ lệ mức độ không đồng ý là 27,4%. Điều này cho thấy trong thời gian tới các cơ quan QLNN cần chú ý đến các xu hướng mới của TMĐT trên thế giới để hoàn thiện chính sách phát triển TMĐT trong nước cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.
d. Tính bền vững của QLNN về TMĐT
Kết quả điều tra cho thấy QLNN về TMĐT đã có những tác động to lớn tới nền kinh tế nói chung và DN nói riêng. Đồng thời trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về TMĐT, các cơ quan QLNN cũng hết sức chú trọng đến tính bền vững trong hoạt động quản lý của mình. Các kết quả này được thể hiện thông qua việc hầu hết các DN đều đồng ý và rất đồng ý với các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của
hoạt động QLNN về TMĐT(Phụ lục 3.3a , 3.3d ).
3.4.3.2. Các nhận xét rút ra từ việc đánh giá quản lý nhà nước về thương mại điện tử
a. Các kết quả đã đạt được
Thứ nhất, về xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT
Từ các kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT và kết quả đo lường các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT cho thấy trong thời gian qua cơ quan QLNN về TMĐT đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT, trong đó Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 (Quyết định 222) được coi là bản kế hoạch mang tính định hướng đầu tiên của các cơ quan QLNN đối sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Những định hướng và chủ trương đúng đắn của các cơ quan QLNN đã giúp DN triển khai và ứng dụng có hiệu quả TMĐT trong hoạt động SXKD; TMĐT ngày càng trở thành ứng dụng quan trọng trong hoạt động của các DN; TMĐT đã đóng góp rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế của các DN. Nhờ có sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN, ngày càng có nhiều DN áp dụng các mô hình TMĐT ở các cấp độ khác nhau, hình thành nên các mô hình kinh doanh mới rất có hiệu quả.
Bên cạnh đó sự nhận thức về các lợi ích của TMĐT trong DN và người dân đã được nâng cao nhờ việc tích cực tuyên truyền, phổ biến về các lợi ích của TMĐT. TMĐT đã làm thay đổi đáng kể thói quen, tập quán của người tiêu dùng; thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống.
Tiếp theo Kế hoạch phát triển tổng thể TMĐT giai đoạn 2006-2010, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 20011-2015 cũng được coi là một kế hoạch mang tính đột phá với rất nhiều các mục tiêu và giải pháp cụ thể để đảm bảo cho sự