hành pháp luật về thương mại điện tử
Tại Hàn Quốc[30,33]
* Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT tại Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một loạt các đạo luật TMĐT và liên tục nâng cao khuôn khổ pháp lý TMĐT bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban hành luật mới. Dưới đây là thống kê các đạo luật chính liên quan đến TMĐT đã được ban hành tại Hàn Quốc
Khung pháp lý TMĐT cơ bản:
Luật khung về TMĐT: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002 và 2005;
Luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT: Ban hành năm 2002 và sửa đổi năm 2005;
Luật chữ ký điện tử: Ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2001 và 2005; Luật phát triển ngành đào tạo điện tử: Ban hành năm 2004;
Luật phát triển ứng dụng mạng CNTT và truyền thông và bảo vệ thông tin: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002, 2004 và 2005.
Các bộ luật khác liên quan đến TMĐT: Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Luật kinh doanh tài chính về tín dụng.
Luật khuyến khích ngành nội dung số trực tuyến.
Luật sản phẩm trò chơi, sản phẩm hình ảnh và âm thanh. Luật về các nguồn địa chỉ Internet.
Luật bản quyền.
Luật Chính phủ điện tử.
Luật bảo vệ chương trình máy tính. Luật hóa đơn điện tử.
* Chính sách TMĐT của Hàn Quốc[30,33]
Chính phủ Hàn quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển của TMĐT.
Chính sách phát triển nhân lực TMĐT
Để hỗ trợ phát triển nhân lực TMĐT, năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra "Kế hoạch phát triển nhân lực TMĐT" và tiếp đó là một loạt chương trình hỗ trợ chia thành 2 loại: 1. Nâng cao hệ thống và mở rộng cơ sở hạ tầng phát triển nhân lực TMĐT; 2. Hỗ trợ các môn học TMĐT. Các chương trình này có thể kể đến: hỗ trợ đại học xây dựng giáo trình TMĐT, đào tạo nhân lực TMĐT cho địa phương, xây học viện ảo cho phụ nữ tham gia TMĐT, hỗ trợ học thạc sỹ TMĐT tại đại học Carnegie Melon (Mỹ)...
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Hầu hết các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng TMĐT do thiếu tài chính, nhân sự và chiến lược dài hạn. Vì vậy Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai chương trình thông tin hóa cho DN vừa và nhỏ từ năm 2001 và trong 3 năm, chương trình này đã tư vấn và hỗ trợ tin học hóa sản xuất, kinh doanh cho hơn 30.000 DN vừa và nhỏ. Năm 2003, Hàn Quốc còn thành lập Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu về TMĐT để hỗ trợ DN tham gia thị trường thế giới thông qua TMĐT.
Để giúp các DN thuận lợi hơn khi triển khai TMĐT, Chính phủ đã xây dựng chỉ số TMĐT Hàn Quốc (gọi tắt là KEBIX) nhằm giúp DN đánh giá khả năng sẵn sàng TMĐT của mỗi ngành nghề thông qua 5 yếu tố: môi trường, con người, nguồn lực và cơ sở hạ tầng, quy trình và giá trị. KEBIX được Bộ Thương mại và Công nghiệp Hàn quốc triển khai vào năm 2002, từ đó giúp DN vạch ra chiến lược TMĐT cho mình và cũng giúp Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng ngành nghề.
Chính phủ còn củng cố các dịch vụ công sử dụng CNTT như xây dựng hệ thống G4B - cổng dịch vụ một cửa của CP dành cho DN, hệ thống giao tiếp G4F -
cổng dịch vụ một cửa với người nước ngoài, thành lập hệ thống thương mại phi giấy tờ...
Chính sách bảo vệ khách hàng
Bảo vệ khách hàng thực sự là một cuộc cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ khách hàng chính là giải quyết tranh chấp liên quan đến TMĐT. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh này, những vấn đề chính như đưa sai các thông tin hoặc quảng cáo phóng đại trên Internet, tranh chấp tên miền, kết nối mạng gian lận, và cạnh tranh không công bằng xuất phát từ các hành động không công bằng khác. Để giải quyết vấn đề này Hàn Quốc đã lập ra Uỷ ban điều đình TMĐT.
Với việc bảo vệ hơn 2000 trang web bán lẻ với 39 loại yêu cầu thực sự là vấn đề lớn đối với việc thiết lập chính sách phù hợp của Chính phủ Hàn Quốc. Làm thế nào để có thể bảo mật được các thông tin cá nhân, các hợp đồng đã được ký kết, các thông tin về giá cả và thông tin về việc giao hàng, các hình thức thanh toán, đây thực sự là một bài toán lớn với các nhà làm chính sách và các công ty thực thi chính sách tại Hàn Quốc. So sánh với kết quả khảo sát vào tháng 5/2001 thì hiện nay các yêu cầu này đã được xử lý dần dần với chiều hướng tốt, việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng cho thấy việc kinh doanh TMĐT đã hướng về lợi ích của khách hàng nhiều hơn so với trước. Tuy nhiên, vẫn còn có một số Websites hoàn toàn không tuân theo chính sách bảo vệ khách hàng.
Một số công ty đã cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin cá nhân trên chính Websites của mình, số lượng các công ty này chiếm 54,5%, nhưng trên thực tế việc bảo mật thông tin trên mạng là thực sự khó khăn và phức tạp nên chỉ 26,5% các công ty này đảm bảo rằng họ đã hoàn toàn thực sự cung cấp dịch vụ này với khách hàng. Đây cũng là một vấn đề trở ngại trong việc thúc đẩy giao dịch TMĐT. Việc quản lý thông tin khách hàng và có các chính sách bảo mật thông tin hợp lý đang là vấn đề lớn đặt ra đối với không ít các Websites tại Hàn Quốc.
Sở hữu tri thức
Thủ tướng Hàn Quốc đã ra sắc lệnh thi hành các đạo luật về TMĐT bao gồm cả vấn đề sở hữu vào ngày 27/3/2001. Trong đạo luật mới được sửa đổi này, Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đã chỉ rõ phạm vi sao chép máy tính, sách, và các giao diện trên màn hình. Ngoài ra còn có sắc lệnh bổ sung chỉ ra những vấn đề cụ thể về bản quyền trong các chương trình máy tính vào ngày 16/7/2001 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và viễn thông ký.
Do có quá nhiều các tranh chấp thường xuyên về tên miền, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập lập Văn phòng giải quyết các tranh chấp tên miền vào tháng 8/2001. Văn phòng này đã tiến hành phân xử các vụ tranh chấp tên miền từ tháng
10/2001, nó là trung gian xử lý các vụ tranh chấp tên miền có đuôi .kr và hồi phục các tên miền.
Bảo mật và chứng nhận