Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 46 - 47)

2.2.5.1. Khái niệm bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Bộ máy QLNN về TMĐT là một bộ phận cấu thành của bộ máy QLNN về kinh tế, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý TMĐT từ trung ương đến địa phương.

2.2.5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử

QLNN về TMĐT được thực hiện chủ yếu ở 2 cấp đó là cấp Trung ương và cấp địa phương

a. Ở cấp Trung ương, cơ quan QLNN về TMĐT chính là các cơ quan QLNN ở cấp Trung ương, các cơ quan này bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Việt Nam. Bên cạnh các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, trong lĩnh vực QLNN về TMĐT, Quốc hội có quyền thông qua các bộ luật để điều chỉnh hoạt động TMĐT như: Luật giao dịch TMĐT, Luật Công nghệ thông tin; có quyền phê duyệt các chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT.

Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân: là các cơ quan tư pháp có nhiệm vụ pháp chế, bảo vệ chế độ và quyền là chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tư do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Tòa án nhân dân được lập ra để xét xử và giải quyết các vụ việc kinh tế, dân sự, lao động, hành chính, hình sự, nhằm bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật.

Chính phủ là "cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước

cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"[45]. Bên cạnh các chức

năng quản lý khác, trong lĩnh vực TMĐT, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:

Ban hành các văn bản pháp quy dưới luật (nghị định, quyết định) để điều chỉnh các hoạt động TMĐT;

Xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT để trình Quốc hội phê duyệt; chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó;

Lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm về TMĐT.

Giúp Chính phủ thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT là các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Với các đặc trưng của TMĐT đã nêu ở trên, để quản lý hoạt động TMĐT cần có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý có chức năng quản lý khác nhau, các cơ quan này bao gồm: cơ quan QLNN về thương mại; cơ quan QLNN về CNTT và Truyền thông, về an toàn, an ninh mạng; cơ quan QLNN về hạ tầng công nghệ thanh toán trong TMĐT.

Cơ quan QLNN về thương mại thực hiện việc tổ chức và quản lý toàn diện hoạt động TMĐT ở tầm vĩ mô thông qua các công cụ và các biện pháp quản lý nhằm định hướng, tạo khuôn khổ chung cho hoạt động thương mại của các chủ thể tham gia TMĐT.

Cơ quan QLNN về CNTT và Truyền thông, về an toàn an ninh thông tin là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin cho sự phát triển của TMĐT như: hạ tầng Internet, các mạng viễn thông di động, phát triển công nghiệp phần cứng, xây dựng các trung tâm chứng thực số quốc gia ... Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT nói chung và TMĐT nói riêng.

Cơ quan QLNN về hạ tầng công nghệ thanh toán có trách nhiệm tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của các hệ thống thanh toán, đảm bảo các hệ thống thanh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)