Kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng chiến lược phát triển thương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 50 - 51)

TMĐT đã phát triển từ rất lâu tại một số quốc gia trên thế giới. Đối với một số quốc gia có nền kinh tế phát triển thì TMĐT luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.

Là một quốc gia đi sau, việc nghiên cứu các kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT của các quốc gia có nền TMĐT phát triển sẽ giúp cho Việt Nam thành công trong quá trình phát triển TMĐT của mình.

Để nghiên cứu kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT của các quốc gia trên thế giới, luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có nền TMĐT phát triển với hai đại diện là : Hoa kỳ, Canada và một số quốc gia thuộc Châu Á có nền TMĐT đang phát triển với các đại diện là: Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các kinh nghiệm được nghiên cứu chủ yếu bao gồm: kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược phát triển TMĐT, kinh nghiệm xây dựng, ban hành pháp luật và các chính sách về TMĐT, kinh nghiệm trong tổ chức triển khai TMĐT.

2.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng chiến lược phát triểnthương mại điện tử thương mại điện tử

Tại Canada,với mục tiêu tổng thể là biến Canada thành nước dẫn đầu thế giới trong việc phát triển và sử dụng TMĐT. Chính phủ Canada đã xây dựng chiến lược

phát triển TMĐT quốc gia với các nội dung cơ bản sau:[24]

Xây dựng niềm tin vào nền kinh tế số; Đảm bảo an, an toàn trong các giao dịch TMĐT; Đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân: cơ sở pháp lý; mã tự chọn; giáo dục công chúng; các công nghệ nâng cao sự đảm bảo bí mật cá nhân

Bảo vệ người tiêu dùng; Thừa nhận chữ ký điện tử

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:thừa nhận các hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ Internet

Đầu tư vào viễn thông và các mạng nghiên cứu

Chính phủ phải có trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ chủ chốt và được coi như người sử dụng mẫu

Tại Hàn Quốc:là một trong những nước có nền TMĐT phát triển nhất trên thế giới, từ năm 2001 Hàn Quốc đã đưa vào thực hiện một chương trình rộng lớn để

Mở rộng hệ thống pháp luật cho TMĐT gồm 15 vấn đề, Mở rộng cơ sở hạ tầng cho TMĐT với 10 vấn đề, Nâng cao năng lực lãnh đạo trong khu vực công cộng - 4 vấn đề, Thiết lập mạng chuyên dụng cho loại hình TMĐT B2B - 8 vấn đề, Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT với 7 vấn đề.

Tư tưởng chung của chương trình này là nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển TMĐT quốc tế, chính phủ khuyến khích phát triển TMĐT và coi TMĐT là phương tiện hữu hiệu giúp các DN Hàn Quốc chuyển đổi cơ cấu và tăng cường năng lực cạnh tranh.

Tại Singapore:chính phủ Singapore đã đề ra chiến lược phát triển TMĐT với các mục tiêu như sau:[32,34]

Phát triển cơ sở hạ tầng TMĐT theo tiêu chuẩn quốc tế; Phát triển Singapore trở thành trung tâm TMĐT;

Khuyến khích và hỗ trợ các DN sử dụng TMĐT;

Tăng cường các hoạt động TMĐT ở nơi công cộng và trong thương mại; Đưa ra các chính sách sách và luật thích hợp với giao dịch ngoài quốc gia Căn cứ vào các mục tiêu này, chính phủ Singapore đã lần lượt triển khai các giải pháp cụ thể để phát triển TMĐT, biến Singapore thành trung tâm TMĐT của châu Á.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)