3.3.1.1.Cơ quan chủ quản thực hiện chức năng QLNN về TMĐT
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ QLNN mà Chính phủ giao, hiện nay ở cấp Trung ương, Bộ công thương là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT (hình 3.9). Tại Bộ Công thương, cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về TMĐT là Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (hình 3.10)
Hình 3.9. Bộ máy QLNN về TMĐT cấp Trung ương
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 3.10. Bộ máy QLNN về TMĐT tại Bộ Công thương
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
CHÍNH PHỦ
Các Bộ quản lý
ngành kinh tế BỘ CÔNGTHƯƠNG
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác Các Thứ trưởng Các tổ chức khác thuộc Bộ Cục TMĐT &CNTT Văn phòng Tiêu chuẩnPhòng Ph. Hợp tácQ.tế Ph.D.vụ công trực tuyến T.T Phát triển TMĐT
LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG - Bộ trưởng - Các Thứ trưởng Phòng Đào tạo Các đơn vị sự nghiệp T.T Tin học Phòng Pháp chế
Khối các phòng ban chức năng
Các đơn vị khác giúp Bộ trưởng QLNN Cục TMĐT và CNTT - Cục trưởng - Các Phó cục trưởng Các thương vụ
Cục TMĐT và CNTT có các quyền hạn và nhiệm vụ sau [1]
Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, đề án, cơ chế, chính sách phát triển, hỗ trợ, tiêu chuẩn kĩ thuật về TMĐT và ứng dụng CNTT thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, đề án, cơ chế, chính sách về TMĐT và ứng dụng CNTT sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động TMĐT, ứng dụng CNTT, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo quy định của pháp luật.
Về thương mại điện tử, Cục TMĐT & CNTT có các nhiệm vụ sau:[1]
Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về hoạt động TMĐT;
Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện các giải pháp đẩy mạnh, phát triển TMĐT;
Tham mưu giúp Bộ trưởng tham gia đàm phán, ký kết hoặc tham gia các thỏa thuận quốc tế có liên quan đến TMĐT;
Thẩm định các dự án, đề án, chương trình liên quan đến TMĐT theo thẩm quyền;
Tổ chức cấp các loại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động TMĐT;
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT đối với tổ chức, cá nhân, và doanh nghiệp trong phạm vi cả nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động TMĐT theo thẩm quyền;
Chủ trì triển khai hoạt động thống kê TMĐT;
Đầu mối triển khai các hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến TMĐT;
Đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ ứng dụng và phát triển TMĐT
3.3.1.2. Các cơ quan tham gia thực hiện chức năng QLNN về TMĐT
Tham gia thực hiện chức năng QLNN về TMĐT ở cấp Trung ương ngoài cơ quan chủ quản là Bộ Công thương còn có các cơ quan QLNN khác cùng thực hiện
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Bộ Công thương Bộ Thông tin và
Truyền thông Ngân hàngNhà nước Bộ Giáo dục vàĐào Tạo Bộ Công an
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
chức năng QLNN có liên quan đến TMĐT như: Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công an
Hình 3.11. Các cơ quan tham gia thực hiện chức năng QLNN về TMĐT
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ QLNN có liên quan đến TMĐT của các cơ quan QLNN trên như sau:
* Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tại Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007. Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của Bộ, đối với hoạt động TMĐT, Bộ Thông tin và truyền thông có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Về viễn thông và Internet:
Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia về phát triển viễn thông và Internet; cơ chế, chính sách quan trọng để phát triển viễn thông và Internet; quy định điều kiện đầu tư trong lĩnh vực viễn thông; quy định về bán lại dịch vụ viễn thông; chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, quy định quản lý kho số và tài nguyên Internet; các quy định về giá cước dịch vụ viễn thông, các quyết định phân bổ, thu hồi kho số và tài nguyên Internet;
Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép viễn thông theo quy định;
Thực hiện quản lý kho số và tài nguyên Internet;
Thực hiện quản lý việc kết nối các mạng viễn thông;
Quy định và quản lý về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông và Internet;
Thực hiện quản lý chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các thiết bị viễn thông, các công trình viễn thông;
Quản lý việc thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
Vận hành, khai thác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia.
- Về công nghệ thông tin, điện tử:
Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án về công nghệ thông tin, điện tử; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp nội dung; danh mục và quy chế khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; quy chế quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách quản lý và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, điện tử;
Quản lý thống nhất chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, điện tử; khung tương hợp Chính phủ điện tử và kiến trúc chuẩn hệ thống thông tin quốc gia; quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;
Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghệ thông tin,
Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin; thực hiện chức năng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trong toàn quốc.
- Về cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia:
Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ an toàn, an ninh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Ban hành theo thẩm quyền các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh đối với cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trong môi trường hội tụ; các cơ chế, chính sách quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông.
* Ngân hàng Nhà nước:chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển các hệ thống thanh toán điện tử, đảm bảo hệ thống thanh toán điện tử vận hành ổn định, an toàn.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo: chịu trách nhiệm tổ chức đào nguồn nhân lực CNTT nói chung, nhân lực TMĐT nói riêng thông qua việc xây dựng các chương trình khung về TMĐT, mở chuyên ngành đào tạo về TMĐT trong các cơ sở đào tạo.
* Bộ Công an:thực hiện chức năng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung; tội phạm trong TMĐT nói riêng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TMĐT ở trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Về cơ bản các nhiệm vụ QLNN về TMĐT đã được phân định một cách rõ ràng giữa các cơ quan QLNN, trong đó Bộ Công thương là cơ quan trực tiếp thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT như: định hướng cho sự phát triển của TMĐT thông qua các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển TMĐT; Xây dựng chính sách phát triển TMĐT; cùng với các cơ quan quản lý khác tạo lập môi trường pháp luật cho TMĐT; Tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển TMĐT; Kiểm tra, kiểm soát sự phát triển của TMĐT.
Các cơ quan QLNN khác thực hiện các chức năng QLNN có liên quan đến hoạt động TMĐT như: Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tạo lập cơ sở hạ tầng công nghệ cho TMĐT; Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng tạo lập môi trường thanh toán điện tử; Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT; Bộ Công an thực hiện chức năng phòng chống tội phạm mạng và các hành vi gian lận trong TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT trong thời gian qua cho thấy còn khá nhiều lĩnh vực của TMĐT chưa được đề cập đến trong các nhiệm vụ QLNN về TMĐT của cơ quan QLNN hoặc các nhiệm vụ QLNN về TMĐT chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong các cơ quan này. Sự thiếu hụt về các nhiệm vụ quản lý này được thể hiện trong các nội dung sau:
Thứ nhất, trách nhiệm QLNN về thanh toán điện tử trong TMĐT chưa được quy định rõ trong khi thanh toán điện tử là điểm mấu chốt trong sự thành công của TMĐT. Trong TMĐT thì Ngân hàng là đơn vị trung gian của hoạt động thanh toán điện tử. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến là thẻ, POS, Internetbanking, Mobile Banking, Ví điện tử…là các hình thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, ngoài ra, các tổ chức/cá nhân làm trung gian thanh toán cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật Tuy nhiên hiện nay, các trách nhiệm như kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán điện tử; an toàn, an ninh trong thanh toán điện tử; kiểm tra, giám sát các hành vi lừa đảo, giả mạo trong thanh toán điện tử chưa được quy định cụ thể trong chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước
Thứ hai,về trách nhiệm quản lý thị trường điện tử trên môi trường mạng chưa được Bộ Công thương quy định cho một đơn vị cụ thể tương tự như trách nhiệm quản lý thị trường trong thương mại truyền thống thuộc Cục Quản lý lý thị trường Bộ Công thương
Thứ ba, hoạt động thanh tra chuyên ngành về TMĐT chưa được quy định cho một đơn vị cụ thể. Hiện nay chỉ có cơ quan thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng QLNN về công tác thanh tra trong một số lĩnh vực có liên quan đến TMĐT như: viễn thông và internet; công nghệ thông tin, điện tử; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia. Do chưa có cơ quan thanh tra chuyên ngành về TMĐT nên các nhiệm vụ về kiểm tra, giám sát TMĐT còn rất mờ nhạt và hiệu quả thấp.
Thứ tư, trách nhiệm QLNN phòng chống các hành vi gian lận, lừa đảo trong TMĐT chưa được quy định cụ thể. Hiện nay trách nhiệm về phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được giao cho Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an, chưa có quy định cụ thể về các hành vi tội phạm trong TMĐT.
Thứ năm, sự phối hợp thực hiện chức năng QLNN về TMĐT giữa các cơ quan QLNN chưa hiệu quả, đặc biệt là sự phối hợp giữa Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý các đối tượng tham gia TMĐT còn nhiều hạn chế.