Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 62 - 65)

(giai đoạn từ năm 2006 đến nay)

Tiếp theo những thành công trong ứng dụng TMĐT tại các DN từ năm 2006 TMĐT được ứng dụng rộng rãi trong nhiều DN, người tiêu dùng đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm trên mạng Internet, TMĐT đã được toàn xã hội và DN thừa nhận như là một ngành kinh doanh mới đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và DN.

Sau 5 năm triển khai và thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn

2006-2010, TMĐT ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau[3]:

* Đối với các DN

Mục tiêu 1: Khoảng 60% DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “doanh nghiệp với doanh nghiệp ”. Năm 2010, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT với hơn 3.400 DN trên toàn quốc. Kết quả khảo

sát [3]cho thấy: tỷ lệ ứng dụng TMĐT của các DN lớn (có từ 300 lao động trở lên)

đã vượt mục tiêu đề ra tại kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010. Cụ thể, 70% số DN lớn tham gia khảo sát đã thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử, 85% đã triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 96% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ DN khai thác các ứng dụng này ở mức độ chuyên sâu và thật sự hiệu quả chưa cao.

Mục tiêu 2: Khoảng 80% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “ doanh nghiệp với người tiêu dùng” hoặc “ doanh nghiệp với doanh nghiệp ” .

Theo kết quả khảo sát năm 2010 của Bộ Công Thương[3], hầu hết các DN nhỏ và vừa đã biết tới và đánh giá cao những lợi ích mà TMĐT mang lại. Phần lớn DN đã tích cực triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau. Đến cuối năm 2010, 100% DN nhỏ và vừa tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, 98% có kết nối Internet, 80% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh và 85% đã chấp nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử. Như vậy, đến cuối năm 2010 mục tiêu 80% DN có quy mô nhỏ và vừa biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “ doanh nghiệp với người tiêu dùng” hoặc “ doanh nghiệp với doanh nghiệp ” đã được hoàn thành.

* Đối với người tiêu dùng

Mục tiêu 3: Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình “DN với người tiêu dùng” hoặc “người tiêu dùng với người tiêu dùng”.

Năm 2010, Bộ Công Thương tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT tại

500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát[3]cho thấy 49% hộ

gia đình đã kết nối Internet, trong đó 18% cho biết mục đích truy cập Internet có liên quan tới TMĐT và 4% từng sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc ngân hàng trực tuyến khi truy cập Internet. Tỷ lệ 21% hộ gia đình truy cập Internet thông qua thiết bị cầm tay cho thấy sự lớn mạnh nhanh chóng cũng như tiềm năng của các ứng dụng TMĐT trên nền thiết bị di động (M-commerce).Tuy kết quả khảo sát chỉ phản ánh thực trạng ứng dụng TMĐT trong các hộ gia đình tại thành phố Hà Nội, nhưng với tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet trên toàn quốc đạt 12,2% vào năm 2010 và số thuê bao di động cuối năm 2010 được thống kê ở mức 172 thuê bao/100 dân, Việt Nam đang có những cơ sở hết sức thuận lợi để đẩy mạnh triển khai ứng dụng TMĐT tới mọi thành phần người tiêu dùng trong toàn xã hội. Các số liệu trên cho thấy giao dịch TMĐT của người tiêu dùng giai đoạn 5 năm qua gia tăng nhanh chóng và mục tiêu 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT có thể xem như đã hoàn thành.

Hai năm đầu thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Việt nam giai đoạn 2011-2015, hiệu quả ứng dụng TMĐT ngày càng được thể hiện rõ nét trong các DN. Kết quả điều tra của Cục TMĐT trong các năm 2011, 2012 cho thấy hầu hết các DN đều đánh giá rất cao các lợi ích khi ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

2,73 2,73 2,59 2,57 2,45 2,53 2,42 2,41 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 Mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng Quảng bá hình ảnh của DN Giảm chi phí Tăng doanh thu, lợi nhuận

Năm 2012 Năm 2011 58 6 36 37 14 49 0 10 20 30 40 50 60 70

Doanh thu tăng Doanh thu giảm DT hầu như không đổi

Năm 2012 Năm 2011

Hình 3.1. Đánh giá tác dụng của TMĐT đối với DN trong các năm 2011 - 2012

Ghi chú: thang điểm từ 0 (hoàn toàn không hiệu quả) tới 4 (rất hiệu quả ) đối

với mỗi tiêu chí đánh giá. Nguồn[2,3]

Khi xem xét mức độ đóng góp vào doanh thu từ các phương tiện điện tử, năm 2011 có 58% số doanh nghiệp cho rằng doanh thu từ các phương tiện điện tử tăng và con số này là 37% trong năm 2012. Điều này cho thấy giao dịch thương mại qua các phương tiện điện tử đã đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu của doanh nghiệp.

Hình 3.2.Xu hướng doanh thu từ các phương tiện điện tử trong năm 2011, 2012

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Công thương quy mô của thị trường TMĐT

B2C ở Việt Nam ước tính năm 2012 là 700 triệu USD.[2]

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)