Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động ngân hàng liên tục được điều chỉnh để phù hợp với diễn biến của thị
trường và chính sách tiền tệ của NHNN. Với định hướng tăng trưởng quy mô đi đôi
với nâng cao chất lượng tín dụng, VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long đã đạt được nhừng kết quả rất tích cực: tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng của toàn ngành, chất lượng nợ vay được nâng cao, cơ cấu danh mục cho vay theo ngành hàng tương đối ổn định, tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực tương đối
phù hợp với đặc thù hoạt động của hệ thống ... Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu
hướng giảm mạnh, tỷ lệ này luôn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN, nhưng chi nhánh cũng cần phải có những biện pháp khắc phục và công tác QLRRTD thật tốt để hạn chế tối đa những RRTD có thể xảy ra.
Bảng 3,4. Tình hình nợ quá hạn ở VietinBank Chi nhánh Tãy Thăng Long qua các năm Đơn vị tính: tỷ đông STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Nợ quá hạn 55 53 48 38 35 2 Tổng dư nợ 3,110 3,718 4,047 4,876 5,310 3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 1.77% 1.43% 1.19% 0.78% 0.66%
Nguôn: Báo cáo tông kêt chi nhảnh qua các năm.
Nhìn vào bảng số liệu trên, cho thấy dư nợ của VietinBank Chi nhánh Tây
Thăng Long đều tăng trường qua các năm (2016-2020). Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn trên tống dư nợ của chi nhánh luôn được khống chế ở mức thấp (dưới 2% trên
tổng dư nợ), nằm trong giới hạn cho phép của NHNN (5% trên tổng dư nợ).
Giai đoạn 2016-2018, dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng dần
qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn được khống chế dưới mức cho phép của NHNN
nhưng vẫn ở mức cao so với các chi nhánh khác trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân
chủ yếu là do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng từ những năm trước để lại. Mặt khác, một số khoản cấp tín dụng cho dự án BOT chậm tiến độ, chưa đưa vào khai thác đúng kế hoạch đã gây tác động tiêu cực đến tỉnh hình hoạt động
SXKD và tình hình tài chính của khách hàng vay.
Bước sang giai đoạn 2019-2020, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của tinh hình dịch bệnh covid 19 vẫn diễn biến phức tạp... nhưng
VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long đã sớm khắc phục được khó khăn, giải
quyết nhanh chóng nợ xử lý rủi ro và đấy mạnh tăng trường tín dụng, lúc này tỷ lệ
nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã được khống chế ở mức thấp (31/12/2020 chỉ còn 0,66%).
3,2,4. Tình hình phãn loại nợ
Bảng 3.5. Tình hình phân loại nợ của VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long
qua các năm. y Đơn vị tính: tỷ đông STT Năm 2016 2017 2018 2019 2020 1 Nơ• nhóm 1 3,055 3,665 3,999 4,838 5,275 2 Nơ • nhóm 2 27.94 6.53 11.63 3.68 7.57 3 Nơ• nhóm 3 4.06 3.15 16.12 12.71 8.6 4 Nơ• nhóm 4 3.2 28.12 8.42 8.12 7.65 5 N ơ • nhóm 5 19.8 15.2 11.83 13.49 11.18 6 Nợ xấu (từ nhóm 3 - nhóm 5) 27.06 46.47 36.37 34.32 27.43 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0.87% 1.25% 0.90% 0.70% 0.52% ■X r 2 A — ____
Nguôn: Báo cáo tông kêt Chi nhánh Tây Thăng Long qua các năm.
Mặc dù trong giai đoạn (2016-2018) nên kinh tê thị trường có rât nhiêu biên động nhưng dư nợ tín dụng của VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long luôn tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước bình quân là
khoảng 15%, riêng năm 2017 tốc độ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2016 (tăng trưởng 20%), năm 2019 tốc độ tăng trưởng so với năm 2018 (tăng trưởng 20%)
nguyên nhân là do chi nhánh đều đã giải quyết được nợ xử lý rủi ro và nợ tồn đọng
cùa những năm trước, cho nên đây là giai đoạn thuận lợi để các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng.
Giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tính bình quân cho VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn
dưới 2%, nằm trong giới hạn an toàn cho phép của NHNN (tối đa là 3%).
Bước sang giai đoạn 2019-2020, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 vẫn diễn biến phức tạp, làm cho HĐKD của các khách hàng ngày một khó khăn hơn, kéo theo HĐKD của các ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhưng thực tế đã cho thấy nợ xấu tại VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long đã dần được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đà được khống chế ở mức thấp
(dưới 1 %).
Như vậy, Chi nhánh Tây Thăng Long cân phải chú trọng đên công tác QLRRTD hơn nừa để có những giải pháp kiềm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng và phòng ngừa RRTD xảy ra nhằm hạn chế được những tổn thất do RRTD mang lại.
Những thiệt hại từ RRTD
RRTD luôn tiềm ấn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, sự thiệt hại của
ngân hàng sẽ tăng dần theo mức độ RRTD xảy ra, như:
® Khi RRTD xảy ra, ngân hàng sẽ dùng mọi biện pháp có thể để thu hồi vốn tín dụng càng sớm càng tốt, nhưng trên thực tế có trường họp ngay cả khi xử lý hết TSĐB vẫn không thu hồi đủ số vốn tín dụng ban đầu, dẫn đến việc ngân
hàng sẽ dần bị mất vốn.
® Theo quy định, khi nợ quá hạn phát sinh càng cao thỉ ngân hàng càng phải tăng
mức trích lập dự phòng rủi ro, và việc tăng trích lập dự phòng rủi ro đồng
nghĩa với việc làm tăng chi phí hoạt động, điều này làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng.
® Khi lợi nhuận bị giảm thì nguồn tiền tích lũy cũng giảm dần, làm cho nguồn
vốn tái đầu tư cho vay của ngân hàng ngày càng giảm, và như vậy quy mô HĐKD của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại.
® Hệ lụy của những thiệt hại trên là làm mất dần tính thanh khoản của ngân hàng,
làm cho tinh hình tài chinh của ngân hàng ngày một xấu đi.
® Một khi tình hình tài chính không mạnh, có chiều hướng giảm dần sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới của ngân hàng.
® Do VietinBank là ngân hàng TMCP, cổ phần đã được niêm yết trên thị trường
chứng khoán nên khi RRTD xảy ra thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc công bố thông tin.
® Làm uy tín, hình ảnh và thương hiệu của VietinBank bị suy giảm, làm giảm
khả năng cạnh tranh với các TCTD khác.
3.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Tây ThăngLong Long
3.3. ỉ. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long
Việc QLRRTD của hệ thống VietinBank được thực hiện thông qua nhiều bộ
phận, phòng, ban, chức năng khác nhau: tham mưu cho BGĐ về các chiến lược phát
triển tín dụng, tiếp thị khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn, tái thầm định hồ sơ vay
vốn, thực hiện cho vay, thu nợ, kiểm tra, giám sát và xử lý các khoản nợ... Là một
thành viên của VietinBank nên Chi nhánh Tây Thăng Long luôn tuân thủ theo quy định của VietinBank.
Mô hình ỌLRRTD của Chi nhánh Tây Thăng Long đã được xây dựng nhưng
chưa đầy đủ các bộ phận theo mô hỉnh hiện đại của hệ thống VietinBank, bao gồm các bộ phận sau:
• Ban giám đốc định hướng kinh doanh, quản lý và điều hành HĐKD của ngân hàng.
• Phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, có nhiệm vụ tư vấn sản phẩm vay, thẩm định hồ sơ vay, thực hiện cho vay đối với khách hàng.
• Phòng Hỗ trợ tín dụng thực hiện rà soát độc lập đối với các hồ sơ vay của
khách hàng trước khi giải ngân.
• Phòng Tống hợp thực hiện về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề; quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước
nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các
khoản nợ đã được xử lý rủi ro
3.3.2. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng đã được triển khai thực hiện
3.3.2. ỉ. Quản lỷ rủi ro tin dụng dựa trên quy trình tín dụng
Đe đảm bảo việc QLRRTD diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro VietinBank đà đưa ra quy trình tín dụng mới,
quy trình cấp tín dụng được thực hiện tương đối chặt chẽ, được thực hiện thông qua
các bước cơ bản sau:
• Tiêp nhận hô sơ và đê xuãt cho vay
Cán bộ QHKH phòng khách hàng thu thập thông tin, hô sơ, tài liệu có liên quan đên khách hàng, phương án vay vốn theo quy định, thấm định khoản vay (thông qua các tiêu chí như tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình SX-KD, tình trạng tài chính, tính khả thi của phương án vay vôn, tình hình trả nợ vay, TSĐB, xác định phương thức cho
vay...), và lập tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất ỷ kiến về việc thiết lập quan hệ tín
dụng với khách hàng.
• Thãm định rủi ro khoản vay
Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đê xuât tín dụng và các thông tin thu thập
được từ các nguồn kênh khác, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định độc lập với mục đích nâng cao chất lượng khoản cấp tín dụng, minh bạch quy trình cấp tín dụng
cho khách hàng và đánh giá mức độ RRTD và đề xuất biện pháp giảm thiểu RRTD.
Sau khi hoàn tât tờ trinh thâm định tín dụng, hô sơ của khách hàng được gửi tới câp
có thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo các giới hạn tín dụng được Vietinbank ủy
quyền quyết định tín dụng cho từng cấp (bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng
phòng khách hàng, Trưởng phòng giao dịch).
Cụ thê: Giám đôc được quyêt định tín dụng đôi với 1 Khách hàng doanh nghiệp
không quá 35 tỷ đồng; và 20 tỷ đồng đối với 1 khách hàng cá nhân; Phó giám đốc
được quyết định bằng 70% mức phán quyết cùa Giám đốc; Trưởng phòng khách hàng được quyết định tín dụng không quá 3 tỷ đồng; trưởng phòng giao dịch được quyết định tín dụng không quá 2 tỷ đồng.
• Soạn thảo, kỷ kêt hợp đông và giải ngân cho khách hùng
- Soạn thảo hợp đông'. Căn cử vào kêt quả phê duyệt cho vay của câp có thâm
quyên, cán bộ Hô trợ tín dụng Phòng Hô trợ tín dụng căn cứ đặc diêm của từng
khoản vay sẽ sử dụng mâu biêu phù hợp với từng sản phâm đê soạn thảo họp đông và chuyên sang lãnh đạo phòng phê duyệt nội dung.
- Kỷ hợp đông'. Sau khi hợp đông đã được phê duyệt nội dung, khách hàng và
ngân hàng sẽ thực hiện ký kêt họp đông tín dụng.
Đôi với các họp đông thê châp còn phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng theo quy định của pháp luật.
- Giải ngân: Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các thù tục đăng ký giao
dịch bảo đảm, công chứng..., ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng.
• Nhập dữ liệu vào hệ thắng thông tin
Căn cứ các thông tin của bộ hồ sơ vay (gồm toàn bộ bản gốc hồ sơ vay vốn và hồ sơ TSĐB của khách hàng vay), cán bộ phòng hồ trợ tín dụng nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin đế phục vụ cho yêu cầu quản lý khách hàng.
• Lưu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được cán
bộ phòng hỗ trợ tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành của VietinBank đối với
từng loại sản phẩm.
• Giám sát khách hàng vay
Phòng khách hàng chịu trách nhiệm nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng vay. Định kỳ, đột xuất, kiểm tra tình hỉnh SX-KD, tỉnh hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng nhằm đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích
(việc kiểm tra được lập thành biên bản, có đính kèm chứng từ chứng minh). Mọi bất
thường trong quá trỉnh theo dõi, giám sát khách hàng vay phải được phản ánh Ban
lãnh đạo chi nhánh để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.
• Thu nợ lãi và nợ gốc
Căn cứ lịch trả lãi và nợ gốc, CBQHKH phòng khách hàng có trách nhiệm đôn đốc,
nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ đúng hạn; làm đề nghị thu nợ đề phòng kế
toán thực hiện thu nợ cho khách hàng và thực hiện các thủ tục khác liên quan khi
thực hiện đóng hồ sơ khoản vay.
• Xử lý những phát sình đối với khoản vay
Cơ cấu lại thời gian trả nợ: Trường họp khách hàng chưa trả nợ được theo
cam kết và có nhu cầu gia hạn thời gian trả nợ thì khách hàng sẽ lập giấy đề nghị ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời gian trả nợ. CBQHKH sẽ kiểm tra tinh hình sử dụng vốn vay, TSĐB tiền vay, tình hình tài chính của khách hàng, xem
xét nguyên nhân khách quan, chủ quan và khả nàng trả nợ...
Chuyên nợ quá hạn, thu hôi nợ trước hạn: Khi đên hạn đóng lãi, trả nợ gôc,
nếu khách hàng không đóng lãi hoặc trả nợ đầy đủ, đúng hạn và không được cơ
cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó bị chuyển
sang quá hạn. Trường họp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước hạn.
- Phân loại nợ: Ngân hàng phải thực hiện phân loại và phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ thích họp để trích lập dự phòng rủi ro dựa theo các căn cứ sau:
số lần cơ cấu lại nợ; số ngày quá hạn, khả năng trả nợ; khách hàng có nhiều
khoản vay tại nhiều ngân hàng.
• Thanh lỷ hợp đồng và giải chấp TSĐB
- Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đóng lãi, phí và trả hết nợ gốc, hợp
đồng đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp
đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng có yêu cầu, ngân hàng và khách hàng sẽ
ký biên bản thanh lý HĐTD.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, ngân hàng có thể giải chấp một phần hay toàn bộ
TSĐB. Theo đề nghị giải chấp TSĐB của khách hàng, ngân hàng sẽ đối chiếu số
lượng, giá trị TSĐB tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, để quyết định
giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký
giao dịch bảo đảm (nếu có), ngân hàng và khách hàng kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan đế lập phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.
3.3.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng
Đe tuân thủ Quyết định số 493 và các quy định sửa đổi bổ sung của NHNN cũng như tạo hành lang an toàn trong hoạt động của mình, các NHTM phải hoàn
thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (theo Điều 7-QĐ số 493) của ngân hàng
mình bằng cách bố sung các yếu tố định tính như tình hình tài chính của khách
hàng, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng... nhằm phản ánh đúng chất lượng và
bản chất của từng khoản vay.
Vì vậy, trong thời gian qua VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long đều thực
hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo Quyết định số 791/2019/QĐ-
TGĐ-NHCT9 ngày 02/07/2019 của VietinBank. Nhưng qua quá trình thực hiện đã
cho thấy kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng chưa được khách quan, vẫn
chưa phản ánh đúng tình hình tài chính thực của khách hàng vay, chất lượng của
khoản vay, cũng như vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào cảm tính của CBQHKH khi
thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng.
Hiện tại VietinBank đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng mới và xếp hạng tín dụng khách hàng cũ