3.3.4. ỉ. Chức năng, nhiệm vụ quản lỷ rủi ro tín dụng chưa được xem trọng
Mặc dù mô hình Phòng Hồ trợ tín dụng thực hiện chức năng kiểm soát hồ sơ,
điều kiện cấp tín dụng của trước khi giải ngân, song công tác QLRRTD tại Chi
nhánh chưa được đúng mức, chưa bố trí đủ cán bộ có trinh độ kinh nghiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLRRTD, qua đó đã cho thấy còn những hạn chế sau:
Thiếu phân tích tình hình kinh tế, diễn biển của thị trường trong từng thời kỳ.
Một số cán bộ Phòng Hỗ trợ tín dụng còn thụ động, không có ý kiến rõ ràng để tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.
Cán bộ Phòng Hỗ trợ tín dụng không thường xuyên rà soát việc đáp ứng các
điều kiện cấp tín dụng của khách hàng, không thường xuyên kiểm soát việc hoàn
thiện hồ sơ cấp tín dụng, không kiểm soát thường xuyên để đảm bảo việc khai báo thông tin hồ sơ vay vào hệ thống phù hợp với hồ sơ giấy.
3.3.4.2. Công tác thâm định cho vay, thâm định tài sản đảm bảo, thâm định rủi ro tín dụng độc lập còn một số hạn chế
- Công tác thâm định ở một số khách hàng vay còn mang tỉnh hình thức:
CBQHKH chưa phân tích sâu tình hỉnh quan hệ tín dụng của một số khách hàng vay với các TCTD, chưa thẩm định kỹ các thông tin để đánh giá năng lực của một
số khách hàng về tài chính, về quản lý SX-KD, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, nhu cầu thực sự về vốn vay, cho nên đã dẫn đến những sai sót trong
quyết định cho vay chẳng hạn như đối với những phương án không có hiệu quả
nhưng vẫn được cấp vốn.
- Định giá TSĐB thiếu căn cứ, vỉ phạm các quy định hiện hành của VietinBank như:
• Định giá giá trị quyền sử dụng đất lớn hơn giá thị trường.
• Việc thẩm định chưa thực hiện theo đúng quy trình (có một số hồ sơ đảm bảo không thành lập tồ định giá, không thu thập thông tin giá thị trường đế làm cơ sở định giá cho tài sản nhận đảm bảo).
- Cán bộ thấm định độc lập chỉ mang tính hình thức, dựa vào thông tin cán bộ
QHKH thu thập, dẫn đến chất lượng thẩm định còn thấp, chưa cảnh báo được những rủi ro tiềm ẩn để đề xuất nhừng biện pháp phòng ngừa hừu hiệu.
3.3.4.3. Thông tin được thu thập chưa đầy đủ và chỉnh xác
Đe ngân hàng có cơ sở cấp GHTD cũng như tăng hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì phải cập nhật được kịp thời và đầy đù các thông tin của khách hàng như uy tín, tỉnh hình tài chính, tình hình hoạt động, mối quan hệ với các đối tác, tinh
hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng. Nhưng thực tể, khi tiến hành cấp GHTD
hay tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, CBQHKH không phân tích tình hình tài
chính của khách hàng tại thời điếm xét GHTD mà lại phân tích tình hình tài chính
thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng. Như vậy, kết quả thẩm định không còn được cập nhật tình hình khách hàng ở
thời điểm hiện tại, dẫn đến những quyết định cho vay thiếu chính xác và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.
3.3.4.4. Tài sản thê chăp được xem trọng hơn hiệu quả của phương án vay vôn
Khi giải quyết cho vay, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà ngân hàng cần
phải quan tâm đó là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phuơng án vay vốn, vì
nguồn trả nợ chính của khoản vay được lấy từ kết quả kinh doanh. Thực tế, hầu hết
các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp không còn chuẩn xác nên để giải quyết cho vay, cán bộ ngân hàng thường đánh giá cao TSĐB và xem TSĐB là
nguồn thu nợ hữu hiệu khi có RRTD xảy ra. Tuy nhiên, khi RRTD xảy ra ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý TSĐB để thu nợ vì hồ sơ thủ tục pháp
lý tại Tòa án, thi hành án kéo dài, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phải được sự hợp tác của chủ tài sản, hoặc phải cưỡng chế xử lý tài sản để thu hồi nợ...
3.3.4.5. Việc kiêm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách
hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn
thất đến mức thấp nhất. Thực tể, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thề là sợ gây phiền hà cho
khách hàng hoặc không có thời gian nên CBQHKH chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, CBQHKH không đi thực tế xuống đơn vị
để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa
cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.
3.3.4.6. Năng lực của bộ phận kiêm tra, kiêm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế
Năng lực của cán bộ còn hạn chế chưa phát hiện và cảnh báo những sai sót
trong quá trình hoạt động để đề xuất những biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa
kịp thời, nhằm hạn chế được RRTD. Điều đó đòi hỏi các cán bộ phải có năng lực chuyên môn cao, có khả năng phân tích tốt, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu các
văn bản, chế độ. Tuy nhiên, ở chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc bố trí cán bộ có
đủ năng lực làm cho chất lượng kiểm tra, đánh giá chưa cao, ảnh hưởng đến công
tác QLRRTD.
3.3.4.7. Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức
Thực hiện theo chỉ đạo của VietinBank, Chi nhánh đã chú trọng đến việc phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa phương hơn trước đây. Tuy nhiên,
công tác đào tạo nguồn nhân lực của các chi nhánh chưa được chuẩn bị kịp thời, số
lượng nhân viên chủ chốt để đáp ứng cho HĐKD vẫn còn thiếu. Việc bố trí nhân sự
cho các Phòng giao dịch cũng như việc di chuyển sang các NHTM khác của một số
cán bộ, nhân viên tín dụng có kinh nghiệm càng làm thiếu hụt nguồn nhân lực cho
lĩnh vực tín dụng.
Điều này cho thấy với lực lượng nhân viên còn ít kinh nghiệm trong hoạt
động thực tiễn cũng như công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức thì khả năng để hạn chế RRTD sẽ rất khó khăn.
3.3.4.8. Phẩm chất đạo đức của một sổ nhãn viên ngăn hàng bị tha hỏa
Lĩnh vực hoạt động tín dụng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tuyến chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, không vì quyền
lợi cá nhân. Thực tế, vì tư lợi cá nhân khi cho vay, có một số CBQHKH chỉ thẩm
định qua loa, chiếu lệ để khách hàng được nhận tiền vay khi khoản vay chưa thẩm
định kỹ theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả
nghiêm trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.3.5. Nguyên nhăn dẫn đến những tồn tại trong quán lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua
2.3.5.1. Nguyên nhân khách quan
• Môi trường pháp lý chưa thuận lợi
® Nền kinh tế của nước ta đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, bị ảnh hưởng và tác động bởi nền kinh tế lớn trên thế giới, làm cho giá cả vật tư
hàng hóa cũng như các chính sách kinh tế (về tỷ giá đồng ngoại tệ, về lãi
suất...) thay đổi liên tục theo sự biến động của nền kinh tế thế giới. Thực tế
cho thấy sau khi nền kinh tế có những biến động mạnh thì Nhà nước mới
ban hành những chính sách kinh tế phù hợp để điều phối và can thiệp vào
nền kinh tế nhằm ngăn chặn và bình ổn nền kinh tế, như vậy vô hình chung
Nhà nước đã gây bât lợi cho các doanh nghiệp trong việc định hướng
HĐKD, làm cho các doanh nghiệp không lường trước được những khó khăn sắp diễn ra để có những kế hoạch ngăn ngừa nhằm hạn chế tổn thất xày ra trong kinh doanh mà chỉ có nhừng biện pháp đối phó, khắc phục khi
đã xảy ra khó khăn, làm cho HĐKD của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều, dẫn đến kết quả HĐKD bị suy giảm và khả năng trả nợ của khách hàng bị
hạn chế, như vậy nguy cơ xảy ra RRTD cho ngân hàng là rất cao. Thực tế
cho thấy sự điều hành và can thiệp các chính sách kinh tể của Nhà nước như hiện nay là chưa tạo được sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình dự đoán rủi ro để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả khi nền kinh tế
luôn biến động phức tạp.
® Theo quy định của luật các TCTD và có văn bản hướng dẫn thi hành luật thì khi khách hàng vay không trả được nợ và để phát sinh nợ xấu kéo dài thì
ngân hàng có quyền xử lý TSĐB đề thu hồi nợ, nhưng để thực hiện được
việc xử lý TSĐB thì phải mất rất nhiều thời gian và thủ tục xử lý TSĐB còn nhiều vướng mắc. Thực tế, khi ngân hàng quyết định khởi kiện để xử lý TSĐB thỉ ngân hàng phải làm đơn khởi kiện và cung cấp toàn bộ hồ sơ tín dụng có liên quan cho Tòa án nhờ xét xử, để có được quyết định của Tòa án về việc quyết định nghĩa vụ của các bên phải thực hiện theo bản án đã là
một vấn đề, sau đó ngân hàng phải làm việc với người bị kiện và thỏa thuận thời gian đế cho người bị kiện (chủ tài sản) tự thực hiện nghĩa vụ cũa mình, đến khi hết thời gian thỏa thuận mà chù tài sản vẫn chưa thực hiện được
nghĩa vụ của mình thì ngân hàng lại phải làm đơn đề nghị Thi hành án tiến
hành thực hiện theo quyết định của Tòa án, nếu Thi hành án vẫn không thỏa thuận được với người bị kiện thì mới tiến hành cưỡng chế TSĐB và thực hiện các thủ tục để bán đấu giá TSĐB. Nhưng thực tế, công việc này vẫn
còn nhiều khó khăn và bất cập vì Thi hành án phải kiếm tra tài sản thực tế
và tiến hành các thủ tục thẩm định giá trị tài sản và đưa ra mức giá thích hợp để thực hiện bán đấu giá tài sản, làm cho việc xử lý TSĐB kéo dài, dẫn
đến việc thu hồi nợ của ngân hàng bị chậm trễ. Thực tế cho thấy, có những hồ sơ tính từ thời gian bắt đầu khởi kiện cho đến hiện nay là đã hơn 5 năm
mà vẫn chưa xử lý được hết tài sản để thu hồi nợ, khoảng thời gian này khá
dài, như vậy môi trường pháp lý của ta vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB để giúp các NHTM sớm thu hồi nợ vay.
® Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Thật vậy, thực tế cho thấy hoạt động thanh tra của ngân hàng chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Năng lực của cán bộ kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Nội dung, phương pháp thanh tra, giám sát còn xa với thực tế, chưa được đổi mới kịp
thời. Vai trò kiểm tra, kiểm soát chưa được phát huy hết. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu chỉ xử lý những vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và những vi phạm có
khả năng sể xảy ra.
® Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập, đây là thách thức lớn không
những cho VietinBank mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện
có hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin thiếu tin cậy thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu.
• Môi trường kinh tế không ổn định
Trong những năm gần đây, tỉnh hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có những diễn biển phức tạp, dịch bệnh Covid 19 chưa được kiếm soát,
làm cho HĐKD của khách hàng gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vận tải.
Thật vậy,
® Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, do một số khách hàng vay vốn để đầu tư vào dự án nghỉ dưỡng tại các địa bàn phát triển du lịch .... Tuy
nhiên, thực tế tình hình dịch bệnh kéo dài, chưa có đủ vecxin nên vẫn chưa
không chê được dịch bệnh trên thê giới cũng như ở trong nước nên hoạt động kinh doanh ngưng chệ, không có lợi nhuận trong thời gian dài, trong
khi lãi suất ngân hàng vẫn phát sinh dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng trả nợ.
® Đối với lĩnh vực xây dựng, hiện nay giá cả nguyên vật liệu (như tôn, sắt, nhựa...) tăng rất cao..., do ảnh hưởng của dịch bệnh đà dẫn đến kết quả
HĐKD của khách hàng bị thua lỗ, cho nên khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn.
Như vậy, môi trường kinh tế không ổn định đã gây khó khăn trực tiếp cho khách
hàng, gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng.
3.3.5.2. Nguyên nhân chủ quan Từ phía khách hàng vay vốn
• Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích
® Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Trên cơ sở phương án
sử dụng vốn vay có hiệu quả, khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng để thực hiện phương án SX-KD. Tuy nhiên, khách hàng đã đem cho vay lại
với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch hoặc đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro mà Nhà nước đang có chù trương thu hẹp cấp tín dụng như lĩnh
vực bất động sản, chứng khoán, vàng... vào thời điểm hiện nay. Khi khách
hàng không thu hồi được vốn đã đầu tư dẫn đến tình trạng chậm hoặc mất khả năng chi trả cho ngân hàng, gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
® Khách hàng giả lập phương án không có thật để vay vốn: Đe tạo niềm tin
trước ngân hàng, một số khách hàng vay (những người có ý đồ lừa đảo)
thường thực hiện vay trả rất tốt ở các khoản vay nhỏ trong thời gian ngắn (khoảng 6-12 tháng) đế gây ấn tượng và tạo sự tín nhiệm với ngân hàng. Sau đó, các khách hàng này sẽ lập phương án (không có thật) gửi đến ngân
hàng xin vay vốn với số tiền lớn để thực hiện phương án kinh doanh, thu mua nông sản... Việc mua bán, kinh doanh hàng hóa được ngụy trang dưới
các họp đồng kinh tế không có thật, các chứng từ kinh doanh khống và kho
bãi kinh doanh không thật (có thê mượn cơ sở kinh doanh của người khác làm cơ sở kinh doanh của mình) nhằm che mắt ngân hàng cho vay. Sau khi
nhận được tiền vay, khách hàng vay bỏ trốn khởi địa phương làm cho việc
thu hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
® Khách hàng vay lừa đảo bằng việc chiếm đoạt tài sản được hình thành từ vốn vay: Trong các hợp đồng cấp tín dụng cho khách hàng mà TSĐB được hình thành từ vốn vay (cho vay mua nhà trả góp, mua bất động sản, mua ô
tô, mua phương tiện vận tải...) thì ngân hàng là người nhận và giữ giấy tờ sở hữu các tài sản này (đến khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng sẽ trả giấy
tờ sở hữu này lại cho khách hàng). Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường
hợp do có sự quen biết giữa khách hàng, ngân hàng với các cơ quan cấp