1.2.8.1. Sơ lược về ủy ban Basel
Úy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thường
xuyên về các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng do các NHTW các
nước GIO thành lập vào năm 1974 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Mục tiêu của ủy ban Basel là hiểu rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc
giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát hoạt động ngân hàng
trên toàn cầu. Đe đạt được mục tiêu đó, ủy ban Basel trao đổi các thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các phương pháp và kỳ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về các vấn đề đó. Trên cơ sở
đó, ủy ban Basel dùng sự hiểu biết đồng nhất này để xây dựng các văn bản hướng
dẫn và tiêu chuẩn trong các lĩnh vực mà họ cho là cần thiết, ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả; và thoa ước về giám
sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới.
Thành viên của úy ban Basel là NHTW hoặc cơ quan giám sát ngân hàng của các quốc gia như Argentina, úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức,
Hồng Kông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà
Lan, Nga, Ả Rập Xê út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ,
Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
1.2.8.2. Nguyên tắc của ủy ban Basel về quản lỷ rủi ro tín dụng
Một quốc gia mà có sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng, dù quốc gia đó
đã phát triển hay đang phát triển, cũng sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà ủy ban Basel quan tâm. ủy ban Basel đã đưa ra các nguyên tắc chủ yếu về QLRRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể,
• Xây dựng môi trường QLRRTD thích hợp
• HĐỌT có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét chiên lược vê RRTD và các chính sách về RRTD của ngân hàng. Chiến lược cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng
đạt được khi gánh chịu các rủi ro này.
• Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược RRTD được HĐQT phê duyệt, phát triển các chính sách và thủ tục nhàm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào RRTD trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ tùng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.
• Các ngân hàng cần xác định và QLRRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới phải tuân thủ các thủ tục QTRR và kiểm soát phù hợp trước khi
được đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được HĐQT hoặc ủy ban của
hội đồng phê duyệt.
• Quy trình cấp tín dụng lành mạnh
• Ngân hàng cần thiết lập các tiêu chí cụ thể cho quá trình cấp tín dụng.
Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị trường mục tiêu cúa ngân hàng và cho
thấy sự hiểu biết cặn kè về bên vay hay đối tác cũng như mục đích, cơ cấu
của khoản tín dụng và nguồn hoàn trả.
• Ngân hàng cần thiết lập đầy đủ các quy trình đế phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đối, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện hành.
• Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng tổng thể ở mức từng bên vay
và đối tác, nhóm các đối tác có liên quan đến nhau đế tạo ra các loại hình RRTD khác nhau theo cách có ý nghĩa và có thế so sánh được, ở trong số sách
kế toán ngân hàng và sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.
• Việc cấp tín dụng cần phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng
giữa các bên. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các công ty và cá nhân có
liên quan cần được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát hay loại trừ rủi ro cho vay đối với các
trường hợp ngoại lệ.
• Duy trì quy trình đo lường, quản lý và giám sát phù họp
• Ngân hàng phải có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu tư có RRTD.
• Ngân hàng phải có hệ thống theo dồi các điều kiện của từng khoản tín dụng bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trừ.
• Ngân hàng phải phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong QLRRTD.
• Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép
lãnh đạo đo lường được RRTD trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng.
• Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.
• Ngân hàng cần tính đến các thay đổi tiềm năng trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đàu tư tín dụng,
và phải đánh giá mức độ RRTD trong điều kiện căng thẳng.
• Bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với RRTD
• Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá liên tục, độc lập về các quá trình QLRRTD và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho HĐQT
và ban Tổng giám đốc.
• Ngân hàng cần xây dựng và tăng cường kiếm soát nội bộ và các hoạt động khác nhằm bảo đảm các vi phạm về chính sách, thủ tục và giới hạn được báo cáo kịp thời cho cấp lãnh đạo thích hợp để xử lý.
• Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lỷ các khoản tín dụng có vấn đề và các trường hợp cần giải quyết tương tự.
Như vậy, theo ủy ban Basel có một sổ điếm cơ bản trong QLRRTD, cụ thể:
• Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín
dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ
phận tham gia.
• Nâng cao năng lực của cán bộ QLRRTD.
• Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả đế duy tri một
quá trình đo luờng, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thấm định và
QLRRTD.
1.2.9. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một sấ NHTM trên thế giới
1.2.9.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc 121
Theo quy định của ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của các NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin đế phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân
thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân
loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận QLRRTD những thông tin phân loại cùa bộ phận
tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự
phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải
tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay và yêu cầu các NHTM kiếm tra định kỳ đối với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách họp lý các khoản tài sản có khả năng phát sinh tốn thất và trích lập dự phòng giảm giá tài sản đối với các tài sản có khả năng phát sinh tổn thất như dự phòng tổn thất cho vay... Đồng thời, theo đó các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đù tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý
(nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất
vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:
- Dự phòng chung: Được trích hàng tháng và được xác định bằng 0,75% số dư cuối kỳ của các khoản tín dụng.
- Dự phỏng cụ thê: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu
trừ giá trị TSTC, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng
với tỷ lệ như sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5:100%.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chú yếu dựa trên cơ
sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, TSĐB, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng...
Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng là cốt lõi, xem thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, TSĐB là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét
lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay cùa họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.
1.2.9.2. Kỉnh nghiêm quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Nhật Bản
Bài học quan trọng có thế rút ra từ kinh nghiệm QLRRTD của các NHTM Nhật Bản trong thời gian qua, cụ thê như sau:
• Việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng
được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra lồ lài ngân
hàng. Mặt khác, do không có kinh nghiệm với nhũng khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có
phát sinh lãi lỗ tín dụng.
• Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của
ngân hàng không thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn.
• Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi
ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
• Nếu mức lãi lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, Nhà nước sẽ
dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu ban điều hành các ngân hàng cũng được thay thế.
• Khi nên kinh tê có vân đê thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thê hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện nay các NHTM Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản
không thu hồi được. Tố chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự
phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đà từng gây ra
các khoản lỗ lãi lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
ỉ.2.9.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các NHTMMỹ
Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế nước Mỹ và lan rộng sang các nước khác, nguyên nhân xuất phát phần lớn
từ những khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán. Thật vậy, 131
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng từ
giữa năm 2007 và đỉnh điểm là tháng 9 năm 2008. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ
cho vay nhà đất thứ cấp đã làm sụp đổ 3 trong 5 ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Bear Stearns, Merill Lynch, Lehman Brothers (chỉ còn lại Goldman Sachs và
Morgan Stanley) và 2 tập đoàn cung cấp tín dụng thể chấp thứ cấp bất động sản lớn nhất nước Mỹ (chiếm gần một nửa bất động sản cầm cố trong cả nước, khoảng
5.000 tỷ Đô la Mỹ) là Fannie Mae và Freddie Mac được Chính phủ tiếp quân. Cuộc
khủng hoảng tài chính cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ cũng đã lan rộng và làm điêu đứng nhiều ngân hàng lớn tại các quốc gia ở Châu âu như tập đoàn cho vay bất động sản Hypo Real Estate, ngân hàng 1KB, SachsenLB, DZ BanK,
Deutsche Bank của Đức; ngân hàng đứng thứ 2 Bradford & Bingley (B&B) và
thứ 5 Northen Rock của Anh bị quốc hữu hóa; ngân hàng Dexia SA Pháp; ngân hàng Fortis cùa Bỉ; ngân hàng Glitnir Bank của Iceland; ngân hàng Roskilde Bank của Đan Mạch; tập đoàn tài chính Centro Properties của úc.
Một sô nguyên nhân cơ bản đã gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ:
• Gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bản nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiêm soát không theo kịp là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng.
Trước đây ở Mỹ, nguồn vốn cho vay mua bất động sản chủ yếu do ngân hàng
cung cấp, vì vậy lượng tiền cho vay có giới hạn tùy thuộc vào lượng tiền gửi của
người dân và những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trừ bắt buộc cùa
Chính phủ đối với ngân hàng. Năm 1980 Chính phủ Mỹ ban hành Luật Giao dịch
Thế chấp Tương đương (Alternative Mortgage Transaction Parity Act), nới rộng
những quy tắc cho vay và khuyến khích những kênh tài trợ khác phi ngân hàng. Đạo
luật này đã góp phần cho ra đời của nhiều công ty cho vay thế chấp và không bị ràng buộc bởi các luật lệ cùa ngân hàng. Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập
hoặc liên kết với các công ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung Cấp vốn cho thị trường bất động sản.
Đồng thời, để hỗ trợ cho vay tạo lập nhà ở, Chính phủ Mỹ còn cho lập Hiệp
hội quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association - gọi tắt là Fannie Mae) và Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Federal Home Loan Mortgage
Corporation - gọi tắt là Freddie Mac). Hoạt động chính của Fannie Mae và Freddie
Mac là mua lại những món nợ vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản vay thế chấp "dưới chuẩn" (subprime mortgages) của các ngân hàng rồi dùng bất động sản thế chấp để phát hành “trái phiếu tái thế chấp” (Mortgage-backed
Securities) bán cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
Như vậy những món nợ nhà ở đã được “trái phiếu hóa” thành sản phẩm tài chính
thông dụng có thể mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ. Với niềm tin vào tương
lai bất động sản Mỹ tăng giá liên tục nên các tập đoàn tài chính, ngân hàng và ngay
cả các nhà đầu tư cá nhân ở các nước khác cũng mua đi bán lại “trái phiếu tái thế chấp” được cho là an toàn và có lãi suất cao. Nhưng khi thị trường bất động sản suy