Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Hiện nay, công tác kiếm tra, giám sát trong nội bộ ngân hàng của VietinBank
đã được nâng cao. VietinBank đang dần hoàn thiện mô hình quản lý ngân hàng để
tiếp cận với thông lệ quốc tế, để đạt được kết quả tốt đòi hỏi Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, HĐQT phải nâng tầm chức năng của Ban này theo hướng không chỉ giới hạn
ở phạm vi kiểm tra, giám sát tính tuân thủ trong quá trình hoạt động mà tiến tới việc phải đánh giá được mức độ cũng như khả năng có thể xảy ra rủi ro tại từng bộ phận
hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.
Thực tế, có một số cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh còn
yếu về nghiệp vụ. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự nên phòng kiểm tra kiểm soát
nội bộ tại các chi nhánh đã để cho cán bộ chuyên kiểm tra kiểm soát về nghiệp vụ kế toán thực hiện kiểm tra kiềm soát nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại... (vừa
thực hiện kiểm tra vừa nghiên cứu chế độ). Như vậy, rõ ràng là những cán bộ này
chưa nắm rõ quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại... thì khó
có thể phát hiện ra những sai phạm của hồ sơ cấp tín dụng. Cho nên, đề xuất ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi tuyền dụng nhân sự cũng như khi bố trí nhân sự cho phòng kiếm tra kiểm soát nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo
đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chuyên
nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, đề xuất ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sớm hoàn thành việc thành lập phòng kiếm tra kiểm soát nội bộ
tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống để công việc kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh
được thuận lợi và tình hình kiểm tra giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.
KÉT LUẬN
Quản lỷ rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đặc biệt quan
trọng của bất cứ ngân hàng nào nào. Việc mở rộng tăng trưởng quy mô đã khó, giữ vững và phát triển nó còn khó hơn. Vì vậy, vấn đề quản lỷ rủi ro nói chung, quản lý
rủi ro tín dụng nói riêng luôn là vấn đề sống còn của Ngân hàng.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn được xem là công việc quan trọng tạo nên sự thành công của Ngân hàng. Từ mục đích của đề tài là hệ thống hoá các cơ sờ lý luận về quản lý rủi ro và hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời
phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng, kết quả và hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng ở Vieitinbank Chi nhánh Tây Thăng Long trong thời gian
qua. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh trong thời gian sắp tới. Luận văn đà dựa vào các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, các số liệu thống kê về quy mô nguồn vốn,
quy mô dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận, các quy định hiện hành liên quan đến quản lý rủi ro, tỉnh hình thực tế công tác quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian vừa qua, đề đánh giá về hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng về vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại Vietinbank em thấy rằng Chi nhánh đã và đang quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro
trong các vấn đề hoạch định, đánh giá, đào tạo về rủi ro tương đối tốt. Lợi nhuận và chất lượng chất lượng tín dụng ngày một cải thiện và tỳ lệ nợ xấu luôn trong
ngưỡng cho phép của NHNN. Bên cạnh đó, một số điếm yếu của chi nhánh trong
công tác quản lý rùi ro tín dụng cũng được phân tích và chỉ ra như vấn đề nhận thức của cán bộ trong vấn đề rủi ro, chất lượng tín dụng cũng như các biện pháp duy trì và phát triển tín dụng. Từ các vấn đề lý thuyết và thực tế phát sinh em đã đưa ra
được một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng và mong muốn để góp phần giúp Chi nhánh làm tốt hơn nừa công tác quản lý rủi ro tín dụng của mình.
Tuy nhiên, đê tài cũng tương đôi rộng và bao trùm nhiếu lĩnh vực của công tác quản lý rủi ro nên chắc chắn còn một số vấn đề thiếu sót không tránh khỏi, em rất mong muốn sự đóng góp của quý thầy cô để giúp hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình và góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro của Chi nhánh nói chung và công tác quản lý rúi ro
tín dụng nói riêng của Chi nhánh trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NHNN, 2019-2020. Tạp chí ngân hàng.
2. Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015
3. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
4. Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 21/01/2013
5. Ngân hàng Công thương Việt Nam, 2016-2020. Báo cáo thường niên năm.
6. Ngân hàng TMCP CT Việt Nam -Chi nhánh Tây Thăng Long năm, 2016-2020. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh
7. Đồ Văn Độ, 2007. Quản lý rúi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời kỳ hội nhập, Tạp chí Ngân hàng.
8. Phan Thị Thu Hà, 2013. Ngăn hàng Thương mại, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân.
9. Tô Ngọc Hưng, 2019. Giáo trình tín dụng ngân hàng, Hà Nội: Nhà xuất bản lao
động - xã hội.
10. Tô Thị Ánh Dương, 2020. Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam’. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
11. Lê Văn Tề, 2020. Tín dụng ngân hàng'. Nhà xuất bản lao động
12. Nguyễn Văn Tiến, 2019. Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Nhà xuất bản thống kê
13. Joel Bessis, 2003. Quản trị rủi ro trong ngân hàng, sách dịch. Hà Nội : Nhà xuất bản lao động xã hội.
14. Peter s. Rose, 2003. Quản trị Ngân hàng Thương mại, Sách dịch. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
15. Tài liệu Công ước Basel
16. Trang web: www.vietinbank.vn