năm 2025
4.2.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Viêt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam có sự gia tăng mạnh mè hoạt động của các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đa quốc gia. Vì vậy, để hội nhập và
cạnh tranh với các NHTM trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của VietinBank, Chi
nhánh đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với các mục tiêu trọng tâm như: Phát triển hiệu quả - an toàn - bền vững.
Giữ vị trí quan trọng so với các ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm yêu câu phát triến
kinh doanh trong trong những năm tới.
ủng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Nâng cao chất lượng quản lý điều hành, chất lượng ỌTRR trong mọi hoạt động ngân hàng.
Thực hiện chính sách khách hàng, giữ vững khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch
vụ khách hàng.
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, giữ và thu hút cán bộ giỏi, sử dụng và phát
huy tốt nguồn nhân lực.
4.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tin dụng
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng cho vay đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ, phát triến khách hàng doanh nghiệp FDI tại các KCN. Đồng thời điều chỉnh co cấu tín dụng hợp lý tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ, cho vay
có tài sản bảo đảm, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản lý được rủi ro
trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tống dư nợ và không vượt quy định của NHNN và chỉ tiêu VietinBank giao nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được
các nguyên tắc sau:
• Tuân thù pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp.
• Phù hợp với chiến lược HĐKD của VietinBank trong từng thời kỳ, mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ.
Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu
của khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
Theo thông lệ quốc tế, một số điểm cần chú ý đối với vấn đề RRTD như sau:
• Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành
nghề, một lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề hay lĩnh vực có liên
quan với nhau.
• Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo
chê độ tập thê (nhiêu thành viên cùng tham gia quyêt định cho vay thông
qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết của Hội đồng tín dụng), bảo đảm
tính khách quan.
• Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo
tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về
chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, tăng trưởng tín dụng đạt mức
10 - 15%/năm.
• Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn
những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh vào một nhóm ngành hàng, khách hàng cho dù ngành nghề, khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.
• Tăng khả năng phòng ngừa RRTD trong hoạt động tín dụng thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trinh cấp tín dụng.
• Nâng cao hiệu quả HĐKD và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong
QLRRTD.
- Tăng cường đào tạo CBQHKH và các bộ phận khác khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên
quan đến các sản phấm dịch vụ hiện có và các sản phấm dịch vụ mới. Tăng cường
đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát
triển kinh doanh, đánh giá và phân tích rủi ro.
4.3. Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long
4.3.1. Năng cao hơn nữa vai trò của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trong việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ kiếm tra giám sát mọi HĐKD của ngân hàng; giám sát sự tuân thủ chế độ, quy trình, quy định cho vay hiện hành... đế từ đó có
những biện pháp ngấn ngừa RRTD xảy ra.
4.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ
RRTD bắt đầu từ những kết quả phân tích, thẩm định tín dụng không cẩn
trọng, thiếu chính xác cùa các cán bộ thẩm định và khồng tuân thù các quy định cho
vay nên đã dân đên những quyêt định cho vay sai lâm. Vì vậy, đê hạn chê được
RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất thì đòi hỏi cán bộ thẩm định thực hiện công tác phân tích và thấm định khách hàng thật tốt, phản ánh đúng bản chất về tình
hình tài chính cũng như hoạt động của khách hàng, tuân thủ các quy định cho vay.
Để giải quyết các đòi hỏi này thì ngân hàng cần phải thực hiện phân tích và
thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định GHTD theo định kỳ 1 năm/lần. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tống thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển cúa
khách hàng, đế từ đó nhận thấy được những rủi ro của khách hàng, định ra một GHTD hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống
VietinBank.
Đe thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với
phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của
doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng...) để nhận ra những rủi ro
tiềm tàng và khả năng kiếm soát, hạn chế những rủi ro cho ngân hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không
tương đồng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay
dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rùi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.
Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng
như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, các TSĐB... đế đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Các khách hàng có mức độ xếp hạng
tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn nhũng
TSĐB có tính thanh khoản cao... Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ, càng đảm bảo các quyền lợi của VietinBank khi có rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm cùa khách hàng trong sử dụng vốn vay và hạn chế rủi ro xảy ra.
Mặt khác, trên cơ sờ quy trình cho vay đã có, đòi hỏi tât cả cán bộ làm công tác tín dụng phải thực hiện chặt chẽ khi giải quyết hồ sơ tín dụng cho khách hàng.
Nhưng thực tế, để giải quyết hồ sơ nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, một số CBQHKH đã thực hiện thẩm định qua loa, giải quyết cho vay trước rồi hoàn
chỉnh hồ sơ tín dụng sau. Điều này dẫn đến việc CBQHKH sẽ không nhìn thấy được những rủi ro tiềm ẩn của khoản vay và có nguy cơ giải quyết sai lầm làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Và trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng, CBQHKH
mới phát hiện những chỗ không phù hợp hoặc không đù điều kiện để cấp tín dụng
thi khả năng thu hồi lại số tiền cho vay là rất khó, nguy cơ gây ra tổn thất về đồng vốn của ngân hàng là rất cao. Vi vậy, đòi hỏi CBQHKH khi giải quyết cho vay cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay hiện hành của VietinBank để hạn chế tối đa những RRTD có thể xảy ra.
4.3.3. Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữ liệue
Hiện tại, việc cập nhật và quàn lý thông tin trên hệ thống dữ liệu đã được
thực hiện theo quy đinh hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại trường hợp một số
nhân viên ngân hàng vi chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu thi đua nên đã vào hệ thống dữ liệu điều chỉnh ngày trả nợ lãi, nợ gốc của khoản vay thêm một thời gian ngắn, điều
này làm ảnh hưởng đến việc phân loại nợ và phản ánh không đúng tính chất nợ của
khoản vay. Vì vậy, đề nghị các ngân hàng phải thực hiện nghiêm các quy định hiện
hành, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường họp vi phạm họp đồng tín dụng, có nguy cơ gây ra RRTD và thực hiện trích lập dự phòng theo quy định nhằm
bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra.
4.3.4. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Chi nhánh thực hiện đầy đù việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quy định của NHNN tại Quyết định số 493 và các văn bản sửa đồi bổ sung Quyết định số 493.
4.3.5. Hạn chế việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tăm hơn nữa việc sử
dụng công cụ bảo hiểm
Khi giải quyết hồ sơ vay vốn, TSTC là điều kiện cần phải có (ngoại trừ
trường hợp cho vay tín chấp), nhưng thực tế đã có trường họp do quan điểm sai lầm
của một sô cán bộ là đã xem TSĐB là nguôn thu nợ chính yêu khi có RRTD xảy ra, nên đã định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực trên thị trường, vì vậy khi có
RRTD xảy ra, thời gian chờ xử lý TSĐB để thu hồi nợ kéo dài và giá trị TSĐB sau khi xử lý vẫn không hồi thu đủ nợ của ngân hàng. Vi vậy, để hạn chế những tổn thất khi RRTD xảy ra, đề xuất chi nhánh thực hiện định giá sát với giá trị thị trường của tài sản bảo đảm.
Bên cạnh đó, đề xuất quan tâm hơn nữa việc sử dụng công cụ bảo hiểm. Cụ
thể, Chi nhánh cần phải yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiếm đối với TSĐB,
bảo hiểm hàng hóa và cả việc mua bảo hiểm cho đối tượng vay vốn... Bởi lẽ, khi có RRTD xảy ra, chẳng hạn do nguyên nhân cháy nồ, thiên tai... gây ra thì ngân hàng
vẫn còn có nguồn bồi thường thiệt hại từ công ty bảo hiểm để thu hồi nợ lãi vay và nợ gốc nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra.
4.3.6. Nâng cao chất lượng kiếm tra, giám sát khoản vay
Trên thực tế, nguyên nhân để RRTD xảy ra không phải tất cả đều do phương án vay vốn kém hiệu quả hay do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn
do CBQHKH không thực hiện việc kiềm tra giám sát khoản vay chặt chẽ và thường
xuyên, dẫn đến việc ngân hàng không kiếm soát được dòng tiền sau khi khách hàng kết thúc phương án kinh doanh, cũng như không phát hiện kịp thời việc khách hàng có thể dùng nguồn tiền này để đầu tư vào các mục đích khác kém hiệu quả hay không minh bạch... Vì vậy, để phòng ngừa RRTD xảy ra, đề nghị các CBQHKH phải thực hiện công việc kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường
xuyên. Cụ thê:
• Khi thực hiện giải ngân, CBQHKH cần phải xem xét tính hợp lý giìĩa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các khoản chi phí trong nhu cầu vốn của
khách hàng; đảm bảo việc giải ngân phải có đầy đủ chứng từ chứng minh và
họp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trù’ những trường họp kinh doanh đặc thù như chi trả lương công nhân viên, thanh toán tiền hàng cho người dân hay thanh toán cho những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ... khuyến khích khách hàng
nhận nợ vay bằng hình thức chuyển khoản để việc kiểm soát mục đích sử dụng
tiền vay của khách hàng được dễ dàng hơn.
• Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay (tùy thuộc vào kết quả xếp hạng nội bộ, uy tín của khách hàng
trong quan hệ tín dụng...).
• Thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng phải dựa trên số liệu thực tế và các chứng từ gốc chứng minh hợp lệ.
• Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về
tình hình tài chính, tình hỉnh HĐKD, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng, hiện trạng và giá trị TSĐB tại thời điểm kiểm tra... Đe có thể đánh giá
chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đồng thời phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý
kịp thời, tránh tỉnh trạng thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay mang tính đối phó, qua loa.
• Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của RRTD như khi khách hàng vay thường xuyên chậm trả lài, trả gốc, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh
doanh... để có những biện pháp xử lý chủ động và kịp thời khi RRTD có
nguy cơ xảy ra.
• Cần vấn tin CIC thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình quan hệ tín dụng
của khách hàng, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lỷ kịp thời khi
RRTD phát sinh.
4.3.7. Năng cao năng lực và chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bọ
Thực tế, để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế những RRTD có thể xảy ra thì phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, chất lượng
kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ được đánh giá rất cao.
Vì vậy, đề xuất các ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chuyên
môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, để các cán bộ này có đủ khả năng và trinh độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiểu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng khách hàng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho
ngân hàng.
Đê công việc kiêm tra kiêm soát nội bộ có hiệu quả, đòi hỏi các cán hộ làm công tác kiếm tra kiếm soát nội bộ phải thỏa các yêu cầu sau:
• Phải có sự hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình, quy định cùa ngành
cũng như của hệ thống;
• Phải có trình độ năng lực chuyên môn cao;
• Phải có khả năng nhận định và phân tích tình hình tài chính tốt;