Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây thăng long (Trang 34 - 37)

ỉ.2.6.1. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất...)

phải thay đối cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thể giới

vì nếu nền kinh tế có biến động mà Nhà nước không có những chính sách điều

hành đúng đắn và kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình HĐKD của

khách hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng

bị hạn chế và nguy cơ xảy ra RRTD là cao.

- Mặc dù luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định việc TCTD có quyền xử lý TSĐB của khách hàng khi khách hàng không trả nợ vay

nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trỉnh thực hiện. Thật vậy, TCTD không có chức năng trực tiếp cưỡng chế mà phải thông qua Tòa án xử lý. Thời

gian chờ Tòa án thụ lý hồ sơ là cả một quá trình và việc tiến hành phát mãi, xử lý TSĐB vẫn còn nhiêu khê. Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc thu hồi nợ vay.

Bởi thực tế, khi có RRTD xảy ra, TCTD sẽ tiến hành thu hồi nợ bằng nhiều biện

pháp và TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu nhất đối với các TCTD.

- Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị trường, tác động xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng và RRTD xảy ra.

- Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động xấu đến điều

kiện SXKD của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng.

Bởi vi khi doanh nghiệp bị khó khăn do ảnh hưởng cua thiên tai, thời tiết...dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng

là cao.

ỉ.2.6.2. Nguyên nhãn chủ quan Từ phía khảch hàng vay vốn

Khách hàng gặp rủi ro trong HĐKD do trình độ và khả năng quần lý còn yếu kém

Việc xây dựng và triên khai các phương án, dự án đâu tư sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức

sản lượng không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thị trường.

Khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở phương án sử dụng vốn

vay có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhận được tiền vay, một số khách hàng không sử dụng đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tư vào các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.

Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính

Phần lớn các doanh nghiệp đều có hai đến ba báo cáo với số liệu khác nhau về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, một báo cáo là để theo dõi tình hình hoạt

động thực tế của doanh nghiệp, một báo cáo là để nộp cho cơ quan thuế và báo cáo

còn lại là đế giải trình cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Hầu hết các số liệu

trong báo cáo cung cấp cho ngân hàng không còn tính trung thực, họ đưa ra những thông tin sai lệch nhằm đảm bảo các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng. Vì

vậy, khi nhân viên ngân hàng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh dựa trên số liệu do các doanh nghiệp này cung cấp thi sẽ không chính xác.

Từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý, ngân hàng không thực hiện việc phân tán rủi ro mà tập trung cho vay đối với một số nhóm khách hàng,

một số ngành nghề nhất định. Việc cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc

một ngành kinh tể nào đó dẫn đến rủi ro rất cao cho ngân hàng khi nhóm khách hàng đó gặp khó khăn hoặc ngành nghề kinh tế mà doanh nghiệp đó đang hoạt

động không còn hấp dẫn với thị trường.

Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế

Trình độ, năng lực chuyên môn của một số nhân viên làm công tác tín dụng còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng đến việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của

khách hàng. Từ đó, không phân tích được các báo cáo tài chính với kêt quả chuân

xác, không phát hiện ra được những số liệu không phù hợp với tinh hình thực tiễn

của doanh nghiệp, không am hiểu về thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không họp lý.

Hoạt động kiểm tra, kỉểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế

Bộ phận kiểm tra, kiềm soát nội bộ ngân hàng có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản vay nhằm kịp thời phát hiện ra nhũng sai sót và nhũng vấn đề bất họp lý có thề sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, để có nhũng giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế rùi ro xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, công việc kiếm tra nội bộ

của các ngân hàng hàu như chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, kiểm tra kiểm soát nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong vấn đề phát hiện, phòng ngừa RRTD.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà không chú trọng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát vốn

sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích với phương án vay ban đầu. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa

thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần là do yếu tố tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các

doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đù các thông tin mà

NHTM yêu cầu.

Đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng

Lĩnh vực tín dụng ngân hàng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, nhân viên ngân

hàng rất dễ bị cám dỗ bởi nhừng cái lợi trước mắt mà người vay đem đến và sẽ cực kỳ nguy hiểm khi cán bộ ngân hàng bị tha hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bất

chấp pháp luật, cố tình không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng

quy trình cho vay, không thực hiện đầy đủ các thù tục pháp lý cần thiết, không đảm

bảo các nguyên tắc cần thiết của TSĐB... Thực tế, đã có nhiều trường họp xảy ra là

nhân viên ngân hàng tiêp tay với khách hàng làm giả hô sơ vay, định giá TSĐB lên

quá cao so với giá trị trên thị trường đế rút tiền ngân hàng nhiều.

.2.6.3. Nguyên nhân từ các tài sản đảm bảo

Rủi ro có thể xảy ra rất lớn khi ngân hàng nhận TSĐB mà không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định (như công chứng tài sản, đăng ký

giao dịch bảo đảm tài sản, mua bảo hiềm vật chất cho các TSTC, tài sản cầm cố, tài

sản bào lãnh...); Ngân hàng không tuân thủ quy định hiện hành về định giá TSTC

nên đã định giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế. Điều này sẽ đem lại rủi ro cao khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Trong thực thực tế RRTD có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá, nhận

định các yếu tố kinh tế vĩ mô, các NHTM cần phải có những biện pháp phòng ngừa RRTD ngay từ khi bắt đầu đi thẩm định, kiểm tra tinh thực tế để xem xét cho vay và khi cho vay xong thì trong suốt quá trình thu nợ ngân hàng cũng cần phải quan tâm theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách chặt chể, phải có những biện pháp cụ thể để tránh gặp phải những rủi ro có thể phát sinh do các nguyên nhân

trên gây ra.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây thăng long (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)