Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây thăng long (Trang 51)

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá

trình nghiên cứu đề tài. Tài liệu không tập trung vào một đầu mối do đó tác giả chủ

yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của VietinBank như báo cáo tài chính, báo cáo kiềm toán,..., báo cáo tồng kết hàng năm tại Chi nhánh Tây Thăng Long và đối với

các tài liệu khác có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn được thu thập tại phòng Tổng họp của chi nhánh để tổng họp, phân tích, đánh giá; Ngoài ra, tác giả

nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, internet; các tạp chí chuyên ngành; luận

vãn có liên quan đến những nguồn tài liệu đã được nghiên cứu trước đây; các văn bản, thông tư hướng dẫn để tìm hiểu về định hướng, chính sách của Nhà nước, tìm hiểu về lĩnh vực quản lý tín dụng, từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù họp hơn với đơn vị mình nghiên cún.

2.2. Phương pháp tống hợp và xử lý thông tin, dữ liệu

Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập được tác giả sàng lọc, phân

loại, lựa chọn phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. Sau khi phân loại tác giả đã xác

định được các vấn đề liên quan cần đọc, xác nhận lại thông tin chính xác và thông

qua những chỉ tiêu cụ thê đê đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đưa ra các giải thích về những kết quả đạt

được, những tồn tại hạn chế, cũng như làm rõ những nguyên nhân về thực tiễn cùa

các chỉ tiêu này ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả

công tác quản lý rủi ro tín dụng. Từ đó rút ra nhận xét và đưa ra các giải pháp, kiến

nghị phù hợp với thực tiễn cùa Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long.

• Phương pháp so sánh: Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng

chủ yếu để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016 - 2020. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết

được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ

tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu kỳ trước, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Hai phương pháp so sánh chù yếu được sử dụng:

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số.

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ trước của chỉ tiêu.

Chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu = Chỉ tiêu năm sau - chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân

tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu này, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ trước của các chỉ tiêu.

Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu = (Chỉ tiêu năm sau - chỉ tiêu năm

trước)/Chỉ tiêu năm trước X 100%.

Phương pháp này dùng đế làm rõ tình hình biến động của mức độ các chi

tiêu trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và

so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tim ra nguyên nhân và biện pháp

khắc phục.

• Phương pháp thống kê, mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp này để tập hợp, sắp xếp số liệu thu thập được dưới dạng bảng biểu, mô hình, đồ thị theo các tiêu chí, tiêu thức phù họp làm cơ sở để đánh giá tình hình tín dụng tại Chi nhánh.

Bảng thống kê: Bảng thống kê là hỉnh thức biểu hiện các số liệu thống kê

một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này

nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu

thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiểu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng

nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng

đơn giản, bảng phân tố và bảng kết hợp.

Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học

dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển

về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiếm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác cùa thông tin thống kê.

• Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, đánh giá số liệu thống kê, từ đó rút ra các nhận xét đánh giá khách quan, chính xác thực trạng công tác quản lý

rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua. Phân tích thông tin là giai đoạn

cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin

thống kê đã được thu thập, xử lý và tống hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ cửa hiện tượng, xu

hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như

tính quy luật cùa hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng

trong thời gian ngắn.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa để hình thành khung lý

thuyết về quản lý rủi ro tín dụng làm căn cứ cho phân tích thực trạng quản lý rủi ro rin dụng tại Chi nhánh.

Bước 2: Trên cơ sờ khung lý thuyết, tiến hành thu thập số liệu, sử dụng

các công cụ thống kê đế phản ánh, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro rín dụng tại Chi nhánh.

Bước 3: Phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra các ưu điểm cũng như

hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Bước 4: Trên cơ sở phân tích hạn chế và nguyên nhân, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Tóm lại, trong chương 2 luận văn đã trình bày, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh

giá vê công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Toàn bộ kêt quả nghiên cứu được phân tích cụ thể trong Chương 3.

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG

3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công thương

3.1.1. Sơ lược về Ngãn hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập ngày

26/03/1988, có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với mạng lưới 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có

02 văn phòng đại diện, 01 Trung tâm Tài trợ thương mại, 05 Trung tâm Quản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp và 958 phòng giao dịch. 02 chi nhánh tại CHLB

Đức, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào. VietinBank có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính Quốc

tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Bank of Tokyo - Mitsubishi

UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng có cơ cấu cổ đông

nước ngoài mạnh nhất Việt Nam.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hản của VietinBank qua các năm

Đon vị tính: ty đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

% % % % %

Ch ỉ tiêu tâng tâng tàng tàng táng

Huy động vốn 862,000 21% 1,012,000 16,4% 825,816 13.0% 892,782 8,1% 990,331 11.0%

Dư nợ tín dụng 720,000 18% 840,000 18.0% 864,926 10.0% 935,271 8,1% 1,015,333 9.0%

Tổng tài sản 947,000 22% 1,095,000 15.3% 1,164,290 4.0% 1,240,789 6.6% 1,340,000 8.0%

Lơi • nhuân • trước thuế 8,250 12% 9,206 11.6% 6,559 -28.8% 11,780 79,6% 17,085 45.0%

Ngnôn: Bảo cáo thường niên của VietinBank.

Nhìn chung, các chỉ tiêu chính của VietinBank đều thể hiện sự tăng trưởng qua các

năm, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kể hoạch. Điều này cho thấy năng lực tài chính

ngày càng lón mạnh và kêt quả HĐKD ngày càng hiệu quả hon. Cụ thê:

Huy động vốn: Nguồn huy động của VietinBank luôn phát triển mạnh, số dư

năm sau tăng cao hon năm trước, điều này đã chứng tỏ được thế mạnh và uy tín của

VietinBank trên thị trường. Nguyên nhân tăng nguồn vốn huy động chủ yếu là do

VietinBank đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với thực tế, tăng cường công tác tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kể nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn và thực hiện đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng dịch vụ trong toàn hệ thống...

Dư nợ tin dụng: Dư nợ tín dụng của VietinBank luôn được đẩy mạnh qua các năm, thời gian qua VietinBank đã góp phàn đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn (2016-2017). Nguyên nhân tăng trưởng chủ yếu là

do VietinBank đã mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng mới, thực hiện chính sách ưu đãi lãi theo chỉ đạo của Chính phủ, đẩy mạnh các sản phẩm cho vay,

mở rộng mạng lưới hoạt động...

Tổng tài sản: Việc tăng trưởng huy động vốn tốt sẽ góp phần nâng tổng tài

sản của VietinBank lên tương ứng, tống tài sản là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá quy mô hoạt động và vị thế của một ngân hàng. Thực tế cho thấy tống tài

sản của VietinBank được tăng trưởng qua các năm và chất lượng tài sản luôn được cải thiện. Trong quá trình tăng trưởng, VietinBank luôn chú trọng đến tính an toàn

và bền vững, cơ cấu tổng tài sản được thiết lập theo hướng sinh lời cao nhưng vẫn

đảm bảo khả nàng thanh khoản.

Lợi nhuận sau thuế: VietinBank đã thực hiện một số giải pháp phát triển như: quyết liệt xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện kế hoạch kinh

doanh trung hạn 2018 - 2020, theo đó chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả, trên cơ sở nền tảng ngân hàng hiện đại và đa dịch vụ; cơ cấu khách hàng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu

quả sinh lời cao như bán lẻ và SMEs, đặc biệt tập trung vào cải thiện và nâng cao

hiệu quả hoạt động, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đạt ở mức cao, thu nhập

thuân từ hoạt động dịch vụ năm 2019 tăng 43% so với năm 2018, tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tống doanh thu hoạt động và kết quả đem lại là lợi nhuận của

VietinBank đã tăng mạnh qua các năm nhất năm 2019, 2020.

Nhìn chung, kết quả HĐKD của VietinBank qua các năm đều cho thấy lợi nhuận sau thuế của năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này cho thấy tinh hinh HĐKD của VietinBank ngày càng ổn định hơn và khẳng định được vị thế của

VietinBank trên thị trường nhất là trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó

khăn do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

3.1.2. lược về VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long

Chi nhánh Tây Thăng Long tiền thân trước đây là Chi nhánh Láng - Hòa Lạc

được thành lập theo Quyết định số 26/NHCT-QĐ ngày 08/01/2007 cùa Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam, có trụ sở đặt tại Tổ 3, Khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai,

huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội.

về tổ chức mạng lưới: trụ sở chi nhánh có 6 phòng nghiệp vụ, (gồm Phòng

Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Tổng hợp, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng Tổ chức Hành chính) còn có 05 phòng giao

dịch, bao gồm: PGD Bình Phú (tại huyện Thạch Thất, Hà Nội), PGD Trung Chính (tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), PGD Chương Mỹ (tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội), PGD Vạn Phúc (tại Quận Hà Đông, Hà Nội) và PGD Yên Hòa (tại Quận cầu Giấy,

Hà Nội); trong đó có 03 phòng giao dịch hỗn hợp, 02 phòng giao dịch bán lẻ.

Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên

quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng, sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của

NHNN và Vietinbank.

Phòng Bản lè là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn, cung cấp các sản phẩm liên quan đến tín dụng, quản lý

các sản phẩm tín dụng, ngân hàng điện tử, các sản phẩm thẻ phù hợp với chế độ, thể

lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN và Vietinbank.

Phòng dịch vụ khách hàng là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với

khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,

chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch

trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên; quản lý an toàn kho quỹ,

quản lý quỹ tiền mặt; ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch theo quy định của NHNN và Vietinbank, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các

sản phẩm của Ngân hàng. Tổ Thông tin điện toán thuộc phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì

bảo dường máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính

của chi nhánh

Phòng/Tô tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tống hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh; Chịu trách nhiệm về

quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề; quản lý, khai thác và xù’ lý tài sản đảm bảo

nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Phòng Tố chức hành chỉnh là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tiền lương và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của

NHNN và Vietinbank; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

Phòng Hỗ trợ tín dụng thực hiện kiểm soát các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt, sự đủng đủ của hồ sơ giải ngân, chứng từ giải ngân khi giải ngân;

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây thăng long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)