Nhóm giải pháp thu hút nguôn nhãn lực

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 83 - 97)

III Nhóm tiêu chí thể hiện các yếu tố ảnh hưởng:

3 Mức độ thu nhập từ lương của Anh/Chị đề

4.2.1. Nhóm giải pháp thu hút nguôn nhãn lực

4.2.1.1. Hoạch định nguồn nhãn lực

Hoạch định là giải pháp cho sự khởi đầu mọi giải pháp, vì đó là cơ sở để triển

khai mọi giải pháp khác, vì vậy Cục Thuế thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ

các nội dung trong công tác hoạch định nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, Cục cần phân tích và xây dựng cụ thể các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn về hoạch định nguồn nhân lực của Cục; các mục tiêu này phải được đặt và phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế, Bộ Tài

chính.

Thứ hai, Cục phải xây dựng cơ chế thường xuyên rà soát và cập nhật dữ liệu

thông tin về nguồn nhân lực theo quý (chức danh, công việc, xếp hạng, quy hoạch, khen thưởng, kỷ luật không, nghỉ hưu...) đế kịp thời điều chỉnh và áp dụng các biện

pháp quản trị NNL phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của đơn vị.

Thứ ba, trên cơ sở các mục tiêu của chiến lược NNL và kết quả rà soát thường xuyên, Cục Thuế cần đưa ra nhu cầu NNL về sự thừa - thiếu trong ngắn hạn và dài

hạn của từng Chi cục Thuế, Phòng nghiệp vụ và toàn Cục Thuế. Trong đó cần thề

hiện cung - cầu NNL của toàn Cục Thuế và từng đơn vị trong mối tương quan giữa

khối lượng công việc và nhân sự, các yếu tố ảnh hưởng...để có kế hoạch điều phối NNL.

Thứ tư, Cục Thuế sau khi đà hoạch định được cung - cầu NNL và tỷ lệ tương quan giữa công việc và nhân sự, tiến hành xây dựng ma trận tổng thể và chi tiết các kế hoạch lộ trình, chính sách, chương trình để thực hiện cụ thể về NNL hiện tại và tương lai cho các đơn vị thuộc Cục Thuế.

Thứ năm, Ban Lãnh đạo Cục Thuế cần giao cho Phòng TCCB làm đầu mối phối hợp với các Chi cục Thuế, các Phòng chức năng để tổ chức thực hiện theo kế

hoạch theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo lộ trình và hiệu quả.

Thứ sảu, Định kỳ hàng quý, Cục Thuê cân thực hiện kiêm tra, kiêm soát và đánh giá quá trình thực hiện hoạch định NNL để kịp thời cỏ chỉ đạo điều chỉnh kịp

thời và chù động thích ứng trước những thay đối nhanh chóng.

4.2.1.2. Công tác tuyển dụng nhân sự

Công tác tuyến dụng tại Cục Thuế thành phố Hà Nội cơ bản phụ thuộc vào quyết định của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong phạm vi thẩm

quyền của Cục được giao xây dựng nhu cầu và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển “ đầu vào” của đội ngũ CBCC. Đây là khâu cơ bản và quan trọng nhất tác động đến

cả quá trình xây dựng đội ngũ CBCC.

Tuy nhiên, trong quy trình tuyển dụng CBCC của những bước sau đều phụ

thuộc vào kế hoạch và quyết định của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, do đó việc

tuyến dụng CBCC của Cục Thuế thành phố Hà Nội hiện nay và các cơ quan nhà

nước khác vẫn phải phụ thuộc quá nhiều vào các vàn bản, nghị định 138/2020/NĐ- CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ, thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 2/12/2020

của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn nên thiếu đi sự tự chủ trong tuyển dụng kịp thời cho đơn vị.

Vì vậy, trong từng khâu của quá trình tuyển dụng, Cục Thuế thành phố Hà Nội

cần chủ động phối hợp với Tổng cục Thuế để nghiêm túc thực hiện, đặc biệt, khâu

chấm thi nên được triển khai một cách khoa học, nhanh chóng rút ngắn thời gian thông báo kết quả cho thí sinh, tạo sự thuận lợi cho người dự thi.

Căn cứ quy định pháp luật và khảo sát thực trạng quy trình tuyển dụng CBCC

của Cục Thuế thành phố Hà Nội, học viên xin đề xuất quy trình tuyển dụng gồm có 10 bước như sau:

Bước ỉ: Hoạch định nhu cầu tuyển dụng

Việc tuyển dụng xuất phát từ hoạch định nhu cầu tuyển dụng NNL, phân công Phòng TCCB cùng các Chi cục Thuế, Phòng chức năng xác định kế hoạch tuyển dụng với số lượng cụ thể, vị trí công việc cần tuyển, chi tiết tiêu chí cụ thể trên cơ

sở tiêu chuân quy định của nhà nước vê kinh nghiệm, trình độ, sức khỏe, hình

thức... phù hợp cho từng chức danh cụ thể.

Bước 2: Chuẩn bị tuyên dụng

Thành lập Hội đồng tuyển dụng do Lãnh đạo Cục và đồng chí Chi cục trường,

Trưởng phòng chức năng đảm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ

X T * rT~’ rT''1

Nội vụ, Tông cục Thuê.

Trong đó, Hội đồng cần rà soát các loại văn bản, quy định pháp luật có liên quan và Tổng cục Thuế để đưa ra bộ tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển chọn của từng vị trí

không vi phạm tiêu chuẩn chung Nhà nước nhưng đáp ứng đặc thù nghề nghiệp, vị

trí công tác cần tuyển dụng.

Bước 3: Thông bảo tuyên dụng

Việc thông báo tuyển dụng tới tất cả các đối tượng công dân Việt Nam trong

phạm vi trong và ngoài nước hết sức quan trọng để có cơ hội thu hút người tài. Do đó, cần kết hợp nhiều hinh thức thông báo (ti vi, đài phát thanh, youtube, zalo, website, tố chức ngày hội việc làm...) với nội dung đầy đủ về tiêu chuẩn, tiêu chí, số

lượng, vị trí việc làm, chế độ được hưởng...cụ thể:

- Giới thiệu về Cục Thuế thành phố Hà Nội, sứ mệnh và vị trí, chức năng,

nhiêm vu, cơ cấu tổ chức và lich sử đơn vi.

2 . £ 1 2

- VỊ trí việc làm, tiêu chí, tiêu chuân và sô lượng cân tuyên.

- Các lợi ích được hưởng về: lương bổng, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc...

- Thủ tục hành chính, thành phân hô sơ, cách thức liên hệ ...

Bước 4: Thu nhận, nghiên cứu hồ SO’

Đây là bước rất quan trọng, quyết định sơ bộ về chất lượng cũng như số lượng

của người dự thi đảm bảo đúng tiêu chuẩn của đơn vị. Dữ liệu hồ sơ xin việc phải

lưu trữ, có phân loại chi tiết đế thuận lợi cho việc sử dụng sau này. Tuy nhiên, hiện

nay các cơ quan nhà nước đều sử dụng chung một mẫu hồ sơ theo quy định của Bộ

Nội vụ cho tất cả các ứng viên nên không thể hiện được các yêu cầu khác nhau của

từng cơ quan đối với các chức danh, vị trí công việc khác nhau.

Đe có thể chuyên nghiệp hóa hoạt động tuyển dụng, thu hút nhiều người tài

không chỉ dựa vào bằng cấp, chứng chỉ, Cục Thuế cần báo cáo Tổng cục Thuế để xây dựng nên có bộ mẫu hồ sơ riêng cho công chức thuế trong đó chi tiết nội dung khai báo cho từng loại ứng viên vào các chức danh, công việc khác nhau. Bộ hồ sơ này có thể điện tủ’ hoá theo form để các ứng viên có thể khai điện tủ’ và hệ thống tiếp nhận tự động (có sử dụng công nghệ AI) đế rà soát bước đầu, đảm bảo khách quan, công tâm.

Trên cơ sở đó, Hội đồng tuyển dụng của Cục sẽ nghiên cứu hồ sơ có thế loại

bớt một số ứng viên hoàn toàn không đáp ứng tiêu chuẩn công việc, không cần phải

làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng, do đó, có thể giảm bớt chi phí tuyển

dụng cho Cục Thuế thành phố Hà Nội.

Bước 5: Thi tuyển trắc nghiệm và tự luận trên máy tỉnh.

Việc lựa chọn phương thức thi tuyển trên máy tính và tự động chấm kết quả

với nội dung trắc nghiệm và tự luận nhằm mục tiêu khách quan, trung thực, công

bằng và thu thút được các ứng viên xuất sắc nhất. Trong đó, các phần thi có phần cơ bản cho tất cả lĩnh vực ngành thuế và phần nâng cao đề phân loại chọn vào từng vị trí chuyên môn cần áp dụng gồm: trắc nghiệm tìm hiểu về tri thức hiểu biết (trí

thông minh và khả năng hiểu biết đặc biệt), tìm hiểu sự khéo léo và thể lực, tâm lý

và sở thích, tìm hiểu thành tích, kiểm tra thực hiện mẫu công việc.

Hiện nay, việc thi tuyển công đoạn này đang được Tổng cục Thuế nghiên cứu

thực hiện, nhưng vẫn áp dụng xây dựng 1 đề bài chung cho tất cả mọi đối tượng, mọi vị trí và mọi đối tượng mà chưa có sự phân loại ứng viên.

Bước 6: Phỏng vấn đảnh giả

Đây là nội dung thi tuyển cần bổ sung trong quy trinh tuyển dụng tại Cục

Thuế thành phố Hà Nội. Vì với hình thức thi viết như hiện nay, hoặc thi tuyển trên

máy chưa phản ánh đây đủ các tiêu chuân của thí sinh. Khả năng giao tiêp, sự nhạy

bén trong công việc, khả năng ứng xử, giải quyết vấn đề chỉ được biết thông qua hình thức phỏng vấn.

Ngành thuế là cơ quan phục vụ người dân, doanh nghiệp, lấy người nộp thuế làm trung tâm để hoạt động, do đó mọi vị trí việc làm của công chức Thuế phải có đầy đủ kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề; chính vì vậy để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân mà

không chỉ phụ thuộc vào hình thức bằng cấp, chứng chỉ thì phải có hình thức này.

Bước 7: Xác minh lỷ lịch lịch sử công tác

Để tránh tuyển dụng nhầm, sai sót các ứng viên chỉ dựa vào thông tin bằng cấp, chứng chỉ đã được ứng viên khai báo thì cần có cơ chế hậu kiểm để xác minh tính trung thực của hồ sơ lý lịch ứng viên. Bên cạnh đó, thông quan việc xác minh

lý lịch và lịch sử công tác cơ quan Thuế sẽ nắm được về sở trường, sở đoạn, thế

mạnh, yếu điểm của ứng viên trong quá trình công tác trước đó để không bỏ sót

những ứng viên giỏi thực sự nhưng kết quả bằng cấp không tốt để làm căn cứ bố trí

các vị trí công việc (nếu được tuyển dụng).

Đồng thời loại bỏ các ứng viên có lịch sử công tác vi phạm pháp luật hoặc có sai phạm trọng yếu trong nghề nghiệp khi vào công tác trong ngành Thuế sẽ dẫn đến sai phạm, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp.

Bước 8: Khám sức khỏe

Dù đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn và tiêu chuẩn cùa công việc nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo thì không nên tuyển dụng. Tuyển dụng người có bệnh, ốm yếu không đủ sức khỏe vào làm việc, không có lợi về mặt chất lượng công việc, hiệu quả kinh tế mà còn có thể gây ra nhiều phiền phức về mặt pháp lý. Lâu nay, Cục Thuế chỉ nhận giấy khám sức khỏe (do các bệnh viện cấp) như một minh chứng về sức khoẻ khi tuyển dụng. Tuy nhiên, việc Cục Thuế tiến hành tổ

chức hậu kiểm để kiểm tra sức khoẻ ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng sẽ

chăc chăn tuyên dụng nguôn nhân lực mạnh vê thê chât - khoẻ vê trí tuệ, tạo nguôn

nhân lực bền vững tốt cho Cục Thuế thành phố Hà Nội trong tương lai.

Bước 9: Ra quyết định tuyên dụng

Trên cơ sở kết quả của 8 bước nêu trên, Hội đồng tuyển dụng sẽ bỏ phiếu quyết định lựa chọn các ứng viên có điểm số tổng hợp từ cao cho đến thấp trong tổng số biên chế được giao. Kết quả lựu chọn của Hội đồng tuyển dụng sẽ được Cục

Thuế thành phố Hà Nội báo cáo cấp có thẩm quyền (Tổng cục Thuế và Bộ Tài

chính) phê duyệt làm căn cứ ra quyết định tuyển dụng.

Bước 10: Bố trí công việc

Sau khi các ứng viên được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành quyết định tuyển dụng. Trên cơ sở nguồn nhân lực mới được tuyển dụng sẽ bố trí vào các vị trí đúng với công việc mà ứng viên đã đăng ký

khi dự tuyển, đồng thời Cục Thuế sẽ sắp xếp cân bằng nhân lực vào các vị trí để

đảm bảo số lượng biên chế cho các đơn vị Chi cục Thuế và Phòng chuyên môn. Đồng thời giao cho Lãnh đạo các Chi cục Thuế và các Phòng chuyên môn trực tiếp hướng dẫn về công việc và các chính sách, nội quy, các chế độ khen thưởng, tiền

lương, kỷ luật lao động... nhằm kích thích nhân viên mới cũng như giúp họ mau chóng thích ứng với công việc.

đồ 4.1: Quy trình tuyên dụng CBCC (theo đề học viên đề xuất)

4.2.1.3. Công tác bô trí nhân sự

Đây là vấn đề phức tạp không chỉ riêng ở Cục Thuế thành phố Hà Nội mà trong hầu như tất cả các đơn vị nhà nước đều khó khăn, cần từng bước điều chỉnh để có hướng đi đúng đắn trong tương lai. Theo đó, các hoạt động luân chuyển, quy

hoạch, đề bạt và bố nhiệm cũng cần được thực hiện một cách bài bản, minh bạch, chú động nhưng đảm bảo có sự linh hoạt không cứng nhắc để có sự điều chỉnh phù hợp với cơ cấu bộ máy của đơn vị mình.

Qua nghiên cứu, học viên đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác bố trí,

sắp xếp NNL Cục Thuế thành phố Hà Nội cần thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, việc bố trí, sắp xếp NNL phải dựa trên bảng phân tích mô tả công việc tòng vị trí việc làm và tiêu chuẩn công việc đề sắp xếp, bố trí “đúng người, đúng việc”. Chính vì vậy, Cục Thuế thành phố Hà Nội cần quan tâm và xây dựng

nội dung bảng mô tả công việc và bảng tiểu chuẩn công việc để làm cơ sở khoa học cho việc bố trí, sắp xếp nhân sự.

Thứ hai, việc rà soát đội ngũ công chức đế xây dựng lực lượng cán bộ nguồn

quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, Cục Thuế cần rà soát hằng nãm và có cơ chế kiểm tra kỹ lường về lịch sử nhân thân, trình độ, năng lực công tác, ý thức kỷ luật, chấp hành pháp luật trong thực thi công vụ công chức. Trong đó cần đánh giá

điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ quy hoạch, dự báo được tiềm năng, tâm huyết, sự gắn bó với nghề của nhân viên từ đó làm cơ sở đề sắp xếp quy hoạch lực lượng cán

bộ nguồn cho Cục Thuế.

Đối với việc bố trí, sử dụng công chức trong quy hoạch không nên theo kiểu

xếp hàng tuần tự mà phải căn cứ vào quá trinh cống hiến, tiêu chuẩn, năng lực, kết quả thực hiện công việc thực tế của từng công chức, uy tín và khả năng phát triển

của mỗi người. Công tác quy hoạch sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu

quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của quần chúng làm thước đo chủ yếu. Đồng thời nên chú trọng đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, tính liên tục, kế thừa và phát triển, đồng thời tăng cường công tác quy

hoạch cán bộ nữ đê khơi dậy, phát huy tiêm năng của người phụ nữ, đảm bảo bình

đắng giới và nêu cao vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong giai đoạn mới.

Thứ ba, công tác luân phiên, luân chuyển công chức theo định kỳ là một việc

làm rất cần thiết để hạn chế tình trạng tham nhũng, cục bộ bè phái cũng như mục

tiêu đào tạo đa dạng chuyên môn quản lý thuế cho công chức.

Vì vậy, hàng năm Cục Thuế thành phố Hà Nội Cần đẩy mạnh thực hiện, theo nguyên tắc minh bạch, công bằng, vị trí chuyển đổi phải đảm bảo phát huy năng lực

và tạo sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với công tác cán bộ (từ đánh giá, quy hoạch

đến đào tạo, bồi dưỡng công chức, bố trí sử dụng công chức phải có mối quan hệ

biện chứng, làm tiền đề và thúc đầy cho nhau cùng phát triển).

Thứ tư, công tác đề bạt bổ nhiệm công chức giừ chức vụ lãnh đạo từ Đội, Chi

cục, phòng và Cục phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đồng thời phải nắm bắt được trình độ, năng lực của CBCC so với tiêu chuẩn vị trí được đề bạt, bố nhiệm theo quy định nhà nước. Theo đó khi bổ nhiệm Cục Thuế thành phố Hà Nội

cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Chỉ bô nhiệm những công chức đà được quy hoạch, đã qua đào tạo, bôi

dường, luân phiên, luân chuyển qua nhiều vị trí và được đánh giá có đủ tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại cục thuế thành phố hà nội (Trang 83 - 97)