Thu thập thông tin thứ cấp
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:
Sách, báo, các bài viết về quản trị nhân lực, trong đó tập trung vào nội dung về chế độ đãi ngộ cho người lao động...
Các báo cáo về tình hình nhân sự, các cơ chế về quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế giảng viên của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các văn bản pháp luật như Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT chế độ làm việc của giảng viên đại học...
- Kiếm tra dữ liệu: Các dừ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau được kiểm tra theo các tiêu thức về tính pháp lý, chính xác, tính thích họp và tính cập nhật (thời sự) bằng cách đối chiếu, so sánh để có được sự nhất quán, đảm bảo dữ liệu phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ ràng.
- Tập họp và phân tích dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích các nội dung như: Cơ sở lý luận, thực trạng và xu hướng hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ, nhân viên tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Thu thập thông tin sơ cấp
Để đánh giá khách quan hơn về công tác đãi ngộ nhân sự, tác giả tiến hành thu thập thông qua khảo sát.
- Đối tượng: Cán bộ nhân viên, giảng viên của Trường
- Nội dung: Nội dung khảo sát được thiêt kê tập trung đánh giá các chính sách đãi ngộ của Trường như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp...được thể hiện tại bảng hỏi (Phụ lục)
- Cỡ mẫu khảo sát:
Tác giả thực hiện khảo sát xác định cỡ mẫu khảo sát theo công thức: n= N/( 1 + N* e2) Trong đó N: Tổng thể N=676 và e=0,05
Theo đó n = 251 cán bộ nhân viên, giảng viên tại trường.
- Hình thức khảo sát được sử dụng là gửi phiếu qua email của cán bộ, nhân viên, giảng viên đồng thời gọi điện trao đổi khi cần thiết để đảm bảo tỷ lệ phản hồi
cao nhất.
- Số lượng phiếu khảo sát khi thu về hợp lệ (trả lời đầy đủ các câu hỏi) là 250 phiếu, tỷ lệ 99.6%.
- Thời gian khảo sát: Từ 01/02/2021 đến 05/04/2021
- Thang đo khảo sát: Thang đo Likert 5 mức độ, từ rất không hài lòng đến rất hài lòng
- Thang đánh giá: Thang đo khoảng cách (Interval) - đây à loại thang đo dùng cho các đặc điểm số lượng, là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau và liên tục. Dãy số này có hai cực ở hai đầu dãy số thế hiện hai trạng thái đối nghịch nhau (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Trong khuôn khố luận văn, tác giả dùng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-l)/5 = 0.8
Bảng 2.1: Thang đo khoắng (Interval Scale)
Giá tri trung bình Mức đô• Ý nghĩa
1.00-1.80 Mức 1 Hoàn toàn không hài lòng
1.81-2.60 Mức 2 Không hài lòng
2.61 - 3.40 Mức 3 Không ý kiến/trung bình/Trung lập
3.41-4.20 Mức 4 Hài lòng
4.21 - 5.00 Mức 5 Hoàn toàn hài lòng
(Nguôn: Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008)
Trong nghiên cứu của mình, tác giả sau khi tống hợp dữ liệu sè so sánh với các mức thuộc thang đo khoảng để đánh giá về sự đồng tình, hài lòng cùa các nhân viên tại Trường đối với chế độ đãi ngộ hiện nay.
Phòng vấn sâu: Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo nhân viên của Trường đã chuyển đi ... và ý kiến của họ về các chính sách đãi ngộ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.