Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên về trình độ lý luận chính trị, các chù trương, đường lối, chính sách cùa Đảng, pháp luật Nhà nước, bồi dưỡng về quan điểm lập trường giai cấp theo định hướng của Đảng trong từng giai đoạn, xây dựng đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động của các yếu tố môi trường.
Bồi dường giúp cho cán bộ, giảng viên thường xuyên tiếp cận với những kiến thức mới về lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của giảng viên, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt được những tri thức mới trong quá trình vận động phát triển của xã hội, bổ sung, đổi mới nguồn tri thức của người giảng viên để phục vụ quá trình giảng dạy truyền đạt kiến thức đến với học sinh, sinh viên.
Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, giúp giảng viên có điều kiện tiếp cận với các cách thức đối mới phương pháp giảng dạy đại học lấy người học làm trung tâm;
nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, có khả năng sử dụng các thiêt bị tin học hiện đại vào giảng dạy đế nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Biện pháp bồi dường nâng cao phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải gắn liền với nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học còn có ý nghĩa tạo động lực bên trong đế nâng cao chất lượng đào tạo. Nội dụng nghiên cửu khoa học cần tập trung vào các đề tài cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy. Nâng cao khả năng hướng dẫn thực hành thí nghiệm cho học sinh, sinh viên.
Bồi dưỡng về tính đồng thuận, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nâng cao năng lực tương tác hồ trợ nhau của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên biết học hỏi, tăng hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn, nàng lực công tác và kiến thức xã hội. Có kiến thức về đo lường đánh giá và kiềm định chất lượng trong giáo dục để có thể đánh giá chính xác khách quan kết quả học tập của người học, góp phần khẳng đinh chất lượng đào tạo.
Muốn trở thành người thầy giỏi mỗi giảng viên phải học tập thường xuyên, phải biến quá trình bồi dường thành quá trình tự bồi dường, phải coi trọng mục tiêu dạy học làm mục tiêu tự bồi dường minh, trước yêu cầu đối mới phương pháp dạy học. Xây dựng tập thể cán bộ, giảng viên có ý chí tiến thù, biết học hỏi vươn lên, mà trong đó mọi giảng viên được huy động lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết những vấn đề thực nghiệm cách làm mới phương pháp giảng dạy mới, để biến đổi, cải tiến liên tục nhằm thục đẩy khả năng cải thiện nâng cao chất lượng giảng dạy đạt được mục tiêu đào tạo.
Bồi dưỡng nâng cao khả năng học tập và trao đối kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thế hệ cán bộ, giảng viên về kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm, về nghiên cứu áp dụng các kiến thức phương pháp giảng dạy hiện đại, cùng nhau trao đổi về kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm về phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, và các mặt công tác khác kể cả đạo đức nghề nghiệp, thái độ tiếp xúc,
ứng xử với mọi người, tác phong mô phạm nhà giáo, và những vân đê hên quan đên công tác giảng dạy và quản lý giáo dục học sinh, sinh viên.
Cách thức thực hiện giải pháp:
Phải quán triệt sâu sắc nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao đạo đức và trinh độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhiệm vụ quan trọng cho công tác phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường.
Cấp ủy, Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa và toàn thể giảng viên phải nhận thức đúng tầm quan trọng và có thái độ tích cực về công tác bồi dưỡng đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, năng lực hoạt động cho đội ngũ giảng viên.
Phát động phong trào thi đua đăng ký học tập bồi dưỡng đạo đức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của tòng cán bộ giảng viên, công nhân viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của từng chức danh được phân công. Có hình thức khen thưởng động viên kịp thời đối những giảng viên tích cực học tập bồi dưỡng đạo đức nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng chỉ đạo các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn lập kế hoạch về bồi dường nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở đơn vị mình.
Trên cơ sở kế hoạch đăng ký của từng Phòng, Khoa,Tố bộ môn Hiệu trưởng chỉ đạo xem xét, xác định rõ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dường, thời gian bồi dường, và đối tượng được bồi dường, điều chỉnh thành kế hoạch bồi dường đội ngũ giảng viên trong từng giai đoạn và kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của nhà trường.
Tố chức cho cán bộ, giảng viên đăng ký nội dung, lộ trình, kế hoạch, thời gian tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học, cải tiến phương pháp giảng dạy có sừ dụng theo dõi của tổ bộ môn, khoa, phòng; Kiểm tra ghi nhận kết quả đạt được trong việc đăng ký tự học của giảng viên để có hình thức khen thưởng động viên kịp thời, tạo thành phong trào tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.
Chuân bị các điêu kiện cân thiêt vê kinh phí, có kê hoạch phân công, bô trí giảng viên dạy thay giảng viên đi học để ốn định chương trình giảng dạy; Không vì cử giảng viên đi học mà làm gián đoạn chương trình kế hoạch giảng dạy của trường.
Cử giảng viên tham dự các khóa bồi dưỡng dài hạn, các lớp bồi dường ngắn hạn do các Bộ, Ngành, Địa phương tổ chức nhằm:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn chuyên ngành, tiếp cận các tri thức về lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, phương pháp đổi mới về giảng dạy đại học và ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại vào giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật.
+ Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học với những nội dung phương pháp luận nghiên cứu khoa học, cách viết các đề xuất nghiên cứu, cách phát huy các nguồn lực cho công tác nghiên cứu, cách viết và trình bày các nội dung đề tài nghiên cứu để ứng dụng vào nội dung chương trình giảng dạy.
+ Học tập nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngừ để 100% cán bộ giảng viên công nhân viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính, các thiết bị tin học, phương tiện điện tử trong giảng dạy tạo sự phong phú, nâng cao chất lượng trong chương trình giảng dạy. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ để giảng viên đủ điều kiện dự thi, đi thi các khóa đào tạo sau đại học.
+ Nâng cao khả năng hướng dẫn thực hành luyện tập kỹ năng hoạt động các chuyên ngành kỹ thuật cho học sinh, sinh viên.
- Nhà trường tự tổ chức các hội nghị, hội thảo để giảng viên học tập các điển hình tiên tiến; Tổ chức các cuộc họp chuyên môn của Khoa, Tổ bộ môn để giảng viên trao đổi những kinh nghiệm cùng nhau học tập.
Tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ để giảng viên cùng trao đổi góp ý, rút kinh nghiệm và học tập.
Phát động phong trào giảng viên tự nghiên cứu học tập với nội dung, thời gian, lộ trình cụ thể, có sự theo dõi đánh giá kết quả của nhà trường.
Cử giảng viên tham dự các chuyên đê bôi dưỡng vê các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước đế đội ngũ giảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định đúng vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Tố chức cho giảng viên đi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường Kinh tế - Kỹ thuật khác đế có điều kiện học tập kinh nghiệm các mô hình xây dựng phát triển nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
Trang bị đầy đủ sách, giáo trình, tạp chí, tài liệu chuyên ngành, đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và bố trí khối lượng giảng dạy vừa phải để giảng viên có thời gian tự nghiên cứu học tập bồi dưỡng.
Giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, giảng viên phải đăng ký và tập tiling nghiên cứu hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học, coi đó là chỉ tiêu pháp lệnh bắt buộc mỗi giảng viên phải thực hiện, khuyến khích động viên cán bộ, giảng viên đăng ký các đề tài thuộc lĩnh vực chuyên ngành để vận dụng vào nội dung chương trình giảng dạy...