Nguyên và Môi trường Hà Nội
- Hệ thống luật pháp
Trường đại học Trường đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội là trường công lập nên các chính sách đãi ngộ đều phải thực hiện theo pháp luật. Trong khi đó, mức lương, thưởng hay chi công tác phí đều phải tuân theo mức khung của Nhà nước, do vậy mà thực tế Trường không thể trả cao hơn mức quy định.
- Sự phát triển của thị trường lao động
Thị trường lao động ngày càng phát triển mạnh mẽ, trình độ dân trí ngày càng cao hơn, tỷ lệ thạc sỹ, tiến sỹ ngày càng nhiều, do vậy nhân sự luôn phải cố gắng đi học, đào tạo nâng cao trình độ nhưng theo cơ chế tự chủ, người lao động phải tự bỏ chi phí đi học thạc sỹ, tiến sỹ với chi phí lớn mà Nhà trường không hỗ trợ như trước đây nữa, do vậy mà chi phí bở ra khá cao nhưng mức lương lại chưa tương xứng.
- Mục tiêu chiến lược của tổ chức
Mục tiêu phát triển của Trường chưa có sự năng động khi mà vẫn tập trung vào các lớp đào tạo đại học chính quy, thạc sỹ ngành Tài nguyên môi nhưng chưa có xu hướng năng động sang các ngành đào tạo theo Nhu cầu xã hội, do vậy làm hạn chế thu nhập tăng thêm cho nhân sự.
- Khả năng tài chính cùa tố chức
Do chuyển sang cơ chế tụ’ chủ nên Ngân sách Nhà nước cũng chỉ ở mức hạn chế, một phần là do Trường lo dựa vào nguồn thu học phí của sinh viên, do vậy cũng ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ nhân sự của Trường.
- Bản thân người lao động
Xu hướng người lao động là muôn phát triên bản thân, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Khi có nhiều người đã có bằng cấp tiến sỹ, đủ điều kiện để chuyển sang những đơn vị có mức lương thưởng và thu nhập cao hơn (Ví dụ như Học viện Ngân hàng được hưởng hệ số ngành là 2,6). Khi đó, họ thường có xu hướng luân chuyển, chuyển việc nếu như đài ngộ tại Trường không đáp ứng được yêu cầu.