Chính sách đào tạo, thăng tiến

Một phần của tài liệu Đãi ngộ nhân sự tại trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 55 - 60)

Chính sách đào tạo thăng tiến là một vấn đề quan trọng trong việc làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực, nó giúp cho cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ

chuyên môn, tay nghê, trình độ lý luận chính trị, từ đó sẽ thúc đây năng suât lao động, đáp ứng yêu cầu hoàn thành mục tiêu, chiến lược của Nhà trường. Mặt khác, việc được tham gia các khóa đào tạo sẽ là tiền đề đế cán bộ, giảng viên phát triển bản thân, thêm cơ hội thăng tiến và là động lực làm việc, tăng cường sự gắn bó của cán bộ, giảng viên với Nhà trường.

Xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong thời kỳ mới. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bồi dưỡng nhân lực trong nhà trường hiện nay.

Bảng 3.11: số ỉưọng cán bộ, giảng viên tại Trưòng qua các năm

Đ VT: Người

(Nguồn: Phòng Tô chức cản hộ)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng SỐ lượng Tỷ trọng SỐ lượng Tỷ trọng Số lưọìig cán bộ, chuyên viên 178 100% 180 100% 203 100%

Thạc sỹ 98 55.1% 98 54.4% 115 56.7%

Cử nhân 72 40.4% 73 40.6% 77 37.9%

Trình đô khác• 8 4.5% 9 5.0% 11 5.4%

số lương giảng viên 411 100% 413 100% 473 100%

Trong đó Phó Giáo sư 9 2.2% 11 2.7% 14 3.0% r rri • -V 7 ỉên sỹ 78 19.0% 80 19.4% 89 18.8% Thạc sỹ 288 70.1 % 295 71.4% 354 74.8% Cử nhân 36 8.8% 27 6.5% 16 3.4% 50

Năm 2017, nhà trường thông báo cho các khoa vê việc cừ giảng viên đi học thạc sỹ, tiến sỹ, cụ thể: nhà trường quán triệt chủ trương đến hết năm 2022 nếu giảng viên nào không hoàn thành chương trình thạc sỹ sẽ không bố trí giờ giảng và điều động làm nhiệm vụ khác; giao nhiệm vụ cụ thể cho các khoa cử giảng viên đi nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước cũng như khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, các cán bộ giảng viên luôn cố gắng hơn nữa trong việc tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức.

Tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2018 có 178 cán bộ chuyên viên tại các phòng ban và khoa, năm 2019 có 180 người và năm 2020 là 203 người, trong đó trình độ thạc sỹ chiếm khoảng 55%-56% qua các năm, tiếp theo là trình độ cử nhân chiếm khoảng 40%, còn lại là các vị trí khác với trình độ khác như bâo vệ, trông xe, quản lý ký túc xá, phụ trách điện nước.

về giảng viên, năm 2018 Trường có 411 giảng viên, đến năm 2020 con số này tăng lên 473 giảng viên. Trong đó, nãm 2018 có 70,1% là thạc sỹ, năm 2019 là

71,4% là thạc sỹ và năm 2020 là 74,8%. Như vậy các giảng viên có trình độ thạc sỹ chiếm tỷ trọng lớn. Tại trường, hiện nay có 9 Phó Giáo sư, chiếm tỷ trọng 3%. Xét về trình độ tiến sỹ, năm 2018 có 78 tiến sỹ chiếm 19%, nãm 2019 có 80 tiến sỹ, tỷ trọng tăng lên 19,4% và đến năm 2020 có 89 tiến sỹ. Điều này cho thấy tỷ trọng tiến sỹ vẫn thấp. Còn lại tỷ trọng rất ít là các cử nhân, tuy nhiên thực tế, số lượng giảng viên là cử nhân hiện nay cũng đang trong quá trình hoàn thiện chương trình thạc sỹ.

Tuy nhiên, việc đi học nâng cao trình độ là tự các cán bộ, giảng viên đi học, toàn bộ kinh phí phải tự chịu, Nhà trường không hỗ trợ kinh phí đào tạo các cán bộ, giảng viên nữa kể cả là học tiến sỹ. Chính vi vậy, phần lớn các cán bộ, giảng viên học lên cao hơn là đế đáp ứng nhu cầu công việc. Thực tế thì đây là tình hình chung của các trường đại học hiện nay, đặc biệt là theo cơ chế tự chủ thì việc nâng cao năng lực là điều cần thiết.

Ngoài ra, Nhà trường có hỗ trợ đào tạo các cán bộ, nhân viên tham gia học tập một số văn bằng, chứng chỉ và khỏa bồi dưỡng cụ thể như sau:

Bang 3.12: Sô lượng cán bộ, giảng viên được cử đi học một sô khóa bôi dưỡng Đ VT: Người Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nghiệp vụ Bồi dưỡng sư phạm 34 56 80

Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp Phòng

thuộc đơn vị sự nghiệp công lập 3 5 4

Lớp trung cấp lý luận chính trị 5 8 4

Lớp cao cấp lý luận chính trị 4 2 1

\--- -

(Nguôn: Phòng Tô chức cản bộ)

Nhìn chung, các khóa học hay việc cử cán bộ đi đào tạo tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khá ít, cũng như số lượng được cử đi cũng rất ít, trừ việc phối hợp với Học viện Quản lý giáo dục để hỗ trợ giảng viên học lớp "Nghiệp vụ Bồi dường sư phạm" thì các chương trình như "Bồi dường lãnh đạo, quản lý cấp Phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập", "Lớp trung cấp lỷ luận chính trị", "Lớp cao cấp lý luận chính trị" thì số lượng học viên cũng rất ít, thường là các cán bộ lãnh đạo được đi học.

Bên cạnh đó, nhà trường còn đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn khác để bồi dường nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên như: tổ chức các hoạt động chuyên môn: đăng ký các giờ giảng có chất lượng, tổ chức các buổi học thuật và các công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa

ứng dụng cao.

Bẩng3.ỉ3: Kết quả khảo sát về chính sách đào tạo và thăng tiến

Tiêu chí

Mức điểm đánh giá

Tham chiếu khung đánh giá

1 2 3 4 5 TB

Mức đô•

Ý nghĩa

Trường tạo điều kiện cho anh/chị được đào tạo nâng cao bản thân

24 88 96 31 11 2.67 Mức 3

Trung bình Cơ hội đào tạo đồng đều

cho tất cả mọi người 25 99 44 56 33 2.98 Mức 3

Trung bình Nhà trường đề bạt đúng

người vào đúng việc và công bằng

10 21 66 65 54 3.12 Mức 3 Trung

bình Mọi người đều có hội thăng

tiến và khẳng định bản thân 5 12 65 45 76 3.14 Mức 3

Trung bình

\ 9

(Nguôn: Tác giả tự tông hợp)

Qua đánh giá của các cán bộ giảng viên, viên chức của Trường đại học Tài nguyên và Môi trường cho thấy, các cán bộ, giảng viên đều chưa hài lòng với chế độ đào tạo và thăng tiến của Trường.

Với nội dung "Trường tạo điều kiện cho anh/chị được đào tạo nâng cao bản thân" và "Cơ hội đào tạo đồng đều cho tất cả mọi người" đều có mức điểm đánh giá thuộc khung trung bình là do thực tế các cán bộ, giảng viên trong trường rất ít cơ hội được đào tạo, đồng thời việc đi học nâng cao trình độ không hề được hồ trợ, mà chỉ được tính giờ nghiên cứu khoa học theo Quy chế làm việc việc của giảng viên theo Luật định. Thêm vào đó, việc đi đào tạo các chương trình cưa Nhà trường chi rơi vào một nhóm đối tượng, chủ yếu là các cán bộ lãnh đạo.

Chính vì thế, cơ hội thăng tiến cũng không dành cho tất cả mọi người và có nhiều tính chủ quan, cảm tính từ phía lãnh đạo. Do vậy đánh già về "Nhà trường đề bạt đúng người vào đúng việc và công bằng" hay "Mọi người đều có hội thăng tiến

và khăng định bản thân" cũng không nhận được nhiêu phản hôi tích cực. Thực tê ngay từ khâu quy hoạch đến các khâu bình bầu cũng đều có chủ định từ trước nên việc thăng tiến không dành cho tất cả mọi người mà chủ yếu việc bình bầu mang tính hỉnh thức. Điều này cho thấy cơ chế về đào tạo và thăng tiến tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Đãi ngộ nhân sự tại trường đại học tài nguyên và môi trường hà nội (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)