ỉ.3.1. ỉ. Kình nghiệm từ ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Sau 29 năm phát triển, Sacombank đã tạo dựng nền tảng tài chính, hệ thống quàn trị, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng. Ngân hàng đang sở hữu đội ngũ nhân lực trên 18.500 cán bộ nhân viên, với phương châm “Nhân sự là nòng cốt”, Sacombank luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường. Đe củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, Sacombank đã triển khai các khóa đào tạo trực tuyến, các hội thảo khoa học nhằm giúp CBNV nhận diện được thế mạnh cần phát huy cũng như các điểm còn hạn chế để củng cố, cải tiến năng lực, gia
tăng năng suất lao động. Trong năm 2020, Sacombank đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghiệp vụ với 328 khóa đào tạo (tăng 169% so với 2019), 17 khóa đào tạo kỹ năng, 16 khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, đảm bảo cán bộ nắm vững nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng triển khai các chương trình khảo sát mức độ hài lòng, chương trình quy hoạch, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ lãnh đạo nhằm đáp ứng nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu, nhu cầu phát triển và thăng tiến của nhân viên. Những chủ chương, chính sách nên trên đã góp phần giữ chân, thu hút và phát triến nguồn nhân lực. Trong hoạch tương lai, Sacombank đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu nội hàm - tố chất của từng nhân viên để góp phần đưa
thương hiệu tuyên dụng, đào tạo của ngân hàng lan tỏa trên thị trường lao động nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng.
1.3.1.2. Kinh nghiêm từ ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Trong các doanh nghiệp trong nước và cũng thuộc lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một điển hình thành công trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, ACB có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao trong hệ thống các ngân hàng trong nước. Chính sách và hoạt động đào tạo được thiết lập và triển khai trên tinh thần lấy người học làm trọng tâm thúc đấy tinh thần học tập chủ động, lâu dài và lan tỏa sự tiến bộ trong tổ chức đến cộng đồng và khách hàng của ACB. Hoạt động đào tạo nhân lực gắn liền với tiến trình phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Mỗi nhân viên của ACB sau khi được tuyển dụng đều được đào tạo trước khi làm việc tại ACB. Mồi nhóm chức danh được xây dựng lộ trình học tập riêng biệt đề giúp nhân viên hoàn thiện năng lực cho công việc hiện tài và phát triển sự
nghiệp trong tương lai. Trong năm 2020, 80% các khóa đào tạo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến đã tạo điều kiện giúp cho 92% nhân viên toàn hệ thống tham gia với số ngày học 7 ngày/năm.
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Ngân hàng thương mại cô phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Trong các ngân hàng thương mại cổ phần, Techcombank là một trong điển hình thành công trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Techcombank đầu tư nhiều cho đào tạo đặc biệt là đầu tư vào hệ thống học tập trực truyền E learning. Bất chấp tình hình ảnh hưởng đầy thách thức cùa đại dịch COVID-19 đặt ra năm 2020, Techcombank vẫn tiếp tục đầu tư và đào tạo và nâng cao kỳ năng cho cán bộ của mình bằng cách chuyển hướng
sang hình thức đào tạo Eleaming một cách nhanh chóng bằng cách thiết kế một số khóa học nội bộ trên nền tảng số cho phép cán bộ học tập một cách
thuận tiện và an toàn, số giờ trung bình đào tạo của mỗi cán bộ nhân viên tăng 29%. Theo đó, mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng hoàn thành 71 giờ đào tạo trên lớp và các khóa học E-leaming. Trong năm 2020 tổng số giờ đào tạo là 897.792 giờ tăng 34% so với năm 2019. số giờ trực tuyến tăng lên đáng kể giúp cho ngân hàng giảm 40% chi phí đào tạo. Bên cạnh đó Techcombank cũng cung cấp nhiều khóa đào tạo Agile, Digital và Design Thinking trong năm 2020 để phù họp với tầm nhìn và chiến lược của Techcombank, nhằm chuẩn bị cho cho quá trình chuyển đổi số của ngân hàng.