Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40)

Qua việc nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý đào tạo nhân lực đối với 02 nhóm: các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài; bài học rút ra trong công tác quăn lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng như sau:

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải quản lý đào tạo nhân lực tốt. Theo đó, cần xây dựng chương trình đào tạo dài hạn cho từng giai đoạn và tạo sự chủ động về ngân sách, là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và chiến lược đào tạo toàn ngân hàng.

- Đào tạo, trang bị kiên thức chuyên môn nghiệp vụ định kỳ, dài hạn đôi với nhân viên toàn hệ thống đế nhân viên có ý thức không ngừng trau dồi kiến thức. Trang bị đầy đủ kiến thức cho các nhân viên tân tuyển trước khi chính thức bắt đầu công việc. Việc làm này giúp cho các nhân viên có môi trường học tập ngay từ khi bước vào ngân hàng, vừa giúp cho quá trình tiếp xúc làm quen công việc cùa nhân viên mới được thuận lợi dê dàng hon. Có cơ chê thích hợp

r - r

khuyên khích nhân viên chủ động với việc học tập nâng cao kiên thức.

việc học trực tuyên (E-learning, MS Team, Câu truyên hình....) đê đa dạng hóa hình thức đào tạo, tiết kiệm chi phí tổ chức, giảng dạy.

Ngoài ra, việc quản lý và tồ chức hoạt động đào tạo cũng nên cân nhắc các vấn đề không kém phần quan trọng, như:

- Chú trọng vấn đề phát triển giảng viên nội bộ bằng cách ghi nhận, tạo điều kiện và có nhiều đãi ngộ để họ có động lực cống hiển hết mình vì hoạt động đào tạo nhân lực của ngân hàng.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy; bên cạnh quản trị nhân lực, nên có một đơn vị đào tạo tri thức trực thuộc ngân hàng nhằm giúp ngân hàng đối phó kịp thời với những dấu hiệu của khủng hoảng, cải thiện thực trạng để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn, đặc biệt là công tác phát hiện, dự báo tình hình hoạt động ngân hàng, Quản trị tri thức và quản trị nguồn nhân lực đồng hành trong quá trình tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, bố sung, xây dựng mới các chính sách, văn bàn quy định nội bộ về quản trị và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động và phù hợp với quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài được nghiên cứu thông qua thu thập dữ liệu thông tin sơ cấp và dữ liệu thông tin thứ cấp, qua đó tổng hợp để phân tích dữ liệu; cụ thể:

Đổi với thu thập dữ liệu thông tin sơ cap: Dữ liệu thông tin sơ cấp là

dữ liệu được thu thập bởi tác giả đế phục vụ nghiên cứu của mình. Nó được thu thập khi mà dữ liệu thứ cấp không có sẵn; dữ liệu sơ cấp có thể được thu thập bằng cách khảo sát, phỏng vấn,... Những ưu điểm của dừ liệu sơ cấp:

Dừ liệu là bán gốc và có liên quan tới chủ đề của luận văn, nó cung cấp độ tin cậy cho nghiên cứu; dữ liệu sơ cấp là hiện hành và nó mang đến cái nhìn thực tế cho nghiên cứu. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế: Độ mở rộng

của dữ liệu bị hạn chế bởi sự hạn chế về thời gian và chi phí; mất nhiều thời gian và nỗ lực cần thiết cho việc thu thập dữ liệu.

Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhóm thu thập dữ liệu gồm 06 người của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam gồm: 01 Trưởng phòng,

01 Phó trường phòng và 04 nhân viên. Nội dung của nghiên cửu nhóm tập trung là thu thập dữ liệu những vấn đề liên quan đến chính sách và thực trạng quàn lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam; đồng thời thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đào tạo, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý đào tạo đế đưa ra đánh giá và định hướng về công tác quản lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Đoi với thu thập dữ liệu thông tin thứ cấp: Dữ liệu, thông tin thứ cấp là

dữ liệu đã có sẵn, không phải do tác giả thu thập, đã được công bố nên ít tốn

thời gian, tiên bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là tài liệu nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam gồm: Chiến lược, chính sách của Ngân hàng thương mại

cổ phần Ngoại thương Việt Nam về các vấn đề định hướng phát triển ngân hàng và đội ngũ, định hướng về hợp tác quốc tể, quy định về tiêu chuẩn và quy trình đào tạo nhân sự, quy chế tổ chức hoạt động, quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm các chức vụ quản lý, các số liệu về cơ cấu, trình độ của đội ngũ giảng viên đào tạo, nhân viên được đào tạo, các số liệu về kết quả và năng lực của giảng viên, nhân viên được đào tạo; nguồn thứ hai là các văn bản pháp lý liên quan đến nhân sự của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại cố phần, các tài liệu nghiên cứu, tạp chí khoa học...

2.2. Phương pháp khảo sát

Khảo sát là dừ liệu được thu thập bởi tác giả để phục vụ nghiên cứu của mình. Việc khảo sát có những ưu điếm là dữ liệu là bản gốc và có liên quan tới chủ đề của luận văn, nó cung cấp độ tin cậy cho nghiên cứu và mang đến cái nhìn thực tế cho nghiên cứu.

Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế sau: Độ mở rộng của dữ liệu bị hạn chế bởi sự hạn chế về thời gian và chi phí; mất nhiều thời gian và nồ lực cần thiết cho việc thu thập dữ liệu; vấn đề phát sinh các câu hỏi cần được thiết kế theo mục tiêu cùa nghiên cứu. Câu hỏi cần đơn giản và khuyến khích người trả lời chia sẻ suy nghĩ của họ.

Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng hình thức hình thức phỏng vấn chuyên sâu tập trung với 10 người của Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam gồm: 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 07 nhân viên.

■Đây là những cán bộ làm việc lâu năm tại Trường Đào tạo và Phát triên nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

trong lĩnh vực quản lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Nội dung của nghiên cứu nhóm tập trung là khảo sát điều tra những vấn đề liên quan đến việc quản lý đào tạo nhân lực của ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

Đe thu thập dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu, trước tiên, các nhà nghiên cứu cần phải thiết kế các câu hỏi:

- Quản lý đào tạo nhân lực là gì? Nội dung quản lý đào tạo nhân lực trong ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm những nội dung gì?

- Thực trạng quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần trên các góc độ định hướng phát triển, chính sách tuyển dụng và phát triển đội ngũ, chính sách đào tạo nhân lực như thế nào?

- Cần có những giãi pháp gì cả về mặt chính sách và tác nghiệp để hoàn thiện công tác quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cố phần nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá

Phân tích, đánh giá là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Mục đích của việc phân tích đánh giá nhằm giúp người nghiên cứu: (i) có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu và nắm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu; (ii) có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn về luận văn cùa mình; (iii) hoàn thiện

luận văn nghiên cứu đảm bảo thời gian và chất lượng, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.

Trong luận vãn này, tác giả đã phân chia đôi tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đế nghiên cứu, phân tích, đánh giá, và từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hon, hiểu được cái chung từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích, đánh giá là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phố biến. Từ những kết quả nghiên cửu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích, đánh giá được sử dụng trong toàn bộ luận văn, tuy nhiên được sử dụng chủ yếu trong chương 3 để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2016-2020; qua đó đánh giá kết quả

đạt được, tồn tại, hạn chế đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cố phần ngoại thương Việt Nam.

CHƯƠNG 3

THựC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN Lực TẠI NGÂN HÀNG • • •

THƯƠNG MẠI CÔ PHÀN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM• • •

3.1. Giói thiệu chung về Ngân hàng thương mại co phần ngoại thương Việt Nam

3.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam (trước đây là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam; đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phù lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cồ phàn vào ngày 02/6/2008.

Qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa

lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh

doanh vốn, tín dụng, tài trợ dự án... cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... Đến nay, Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước và tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với tài chính khu vực và toàn càu.

Hiện nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam sở hữu hạ tầng kỳ thuật ngân hàng hiện đại, có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng

công nghệ tiên tiên vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triên các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Pay, SMS Banking, VCB Digibank,... đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đáo khách hàng bàng sự tiện lợi, nhanh

chóng, an toàn, hiệu quả. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hiện có hơn 20.000 cán bộ nhân viên, với gần 600 chi nhánh/phòng giao

dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 116 Chi nhánh; 474 phòng giao dịch; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Kiều hối, Công ty chứng khoán, Công ty Cao ốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 198); 03 Công ty con ở nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Ngân hàng con tại Lào, Công ty chuyển tiền Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại Mỳ); 01 Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ

Chí Minh; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh; 03 Công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đỏ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy rút tiền tự động và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hồ trợ bởi mạng lưới 1.249 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Như vậy, với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đào khách hàng cá nhân. Trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua liên tục được các tố

chức uy tín trên thê giới bình chọn, đánh giá là “Ngân hàng tôt nhât Việt Nam”; giữ vị trí số 1 ngành ngân hàng về chất lượng và hiệu quả hoạt động; tiên phong trong thực thi các chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước; hỗ trợ có hiệu quã người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bới Covid - 19.

3.1.2. Co’ cấu tổ chức hoạt động

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có bộ máy tổ chức được xây dựng theo mô hình ngành dọc, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ ràng, hợp lý, không chồng chéo.

Chức năng nhiệm vụ các thành phần trong bộ máy tổ chức của Ngân hàng:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của

Ngân hàng. Hội đồng quản trị có 07 thành viên, trong đó có Chú tịch Hội đồng quản trị, 01 thành viên Hộng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát: Thực hiện việc giám sát Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành ngân hàng và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán với kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ...

Tông Giám đốc: Tổng Giám đốc Ngân hàng là đại diện theo pháp luật, là

người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định.

Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.

ĐAI HOI EXMG CÓ ĐÙNG

BAN KJ EM SOAT

Sú OàO lơ. 4 09 Chfhwi CÔNG TY Crtưrts TỂN L-tTCũKtìíAK CÔNGTY CHOTHJỂ TA|CHỀNH

I1 1 ■' ■ 1111 ... ... I

CÔNGT*CHlKG KHÙVi

TONG GLAM ĐỐC SAT BOAT eOHG

.Vuơrũ HũNCnũhC

KIÊM TOAN Nã

HCI ĐÔNG TIM DUNG TRUNG UOM

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)