Tình hình nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 50)

Theo Báo cáo thường niên 2020 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thì tổng tài sản của ngân hàng này liên tục tăng từ

787.935 tỷ đồng (năm 2016) đến 1.326.230 tỷ đồng (năm 2020), điều này cho thấy năm 2020 tăng gấp 1,68 lần so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng và lợi nhuận thuần trong kỳ tăng qua từng năm; cụ thể trong 5 năm, từ 2016 - 2020, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đạt lợi nhuận thuần

trong năm 2020 là 18.451 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với năm 2016 (6.832 tỷ đồng).

Băng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2016 - 2020)

Đơn vị: Tỷ đồng y--- --- --- --- --- 9--- T Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng tài sản 787.93 1.035.29 1.074.02 1.222.81 1.326.23 Vốn chủ sở hữu 48.102 52.558 62.179 80.954 94.095 Tổng dư nợ tín dụng/Tổng 58,5% 52,5% 58,8% 60,1 % 63,3% Thu nhập ngoài lãi thuần 6.352 7.469 10.870 11.156 12.777 Tổng thu nhập hoạt động kinh 24.886 29.406 39.278 45.693 49.063 Lơi • nhuân • trước thuế 8.523 11.341 18.269 23.212 23.050 Lơi• nhuân• sau thuế 6.851 9.111 14.622 18.597 18.473 Lợi nhuận thuần trong kỳ 6.832 9.091 14.606 18.582 18.451

(Nguôn: Báo cáo thường niên 2020 - Ngân hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam)

3.1.4. Tình hình nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thươngViệt Nam (2016 - 2020) Việt Nam (2016 - 2020)

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số

lượng và chât lượng đê đáp ứng nhũng yêu câu vê nhân sự của Ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có hơn 20.000 cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, về cơ bản đã đảm bảo được nguồn nhân lực làm việc ổn định tại các bộ phận, các chi nhánh và các công ty trực thuộc khác của ngân hàng.

Trong 05 năm trở lại đây, nhân sự Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tăng từ 14.099 người năm 2016 lên 20.062 người vào năm 2020. Trong 3 năm trở lại đây, do nhiều nhân tố khách quan từ thị trường của ngành vả tình hình dịch bệnh, nên các ngân hàng thực hiện tinh giản bộ máy nhằm tiết kiệm chi phí. số lượng nhân sự của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vẫn tăng nhẹ trong 05 năm gần đây.

Băng 3.2: số lượng nhân sự Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam (2016 - 2020)

N Năm Đơn vi 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng Người 14.099 15.690 16.227 18.945 20.062 Tỉ lệ tăng so vởi năm trước % 1,7 1,12 1,03 1,16 1,05

(Nguôn: Báo cáo nhân sự 2020 - Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam )

Nhân sự Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hiện có trình độ đại học trở lên chiếm trên 90%. Trên hầu hết các thông báo tuyển dụng của ngân hàng đều có yêu cầu tốt nghiệp đại học trờ lên. Tỷ lệ nhân sự có trình độ sau đại học có xu hướng tăng dần qua các năm và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Với các vị trí khác, như nhân viên kho

quỹ, lễ tân... Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có thể tuyển các ứng viên có trình độ Cao đẳng hoặc trung cấp. Mặc dù tại Ngân hàng Thương mại cồ phần Ngoại thương Việt Nam, văn bàng không phải là

yếu tố có ý nghĩa quyết định, nhưng đây cũng là căn cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lưoug người lao động.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

3.2.1. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực 1

3.2.1.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Trên cơ sở mục đích hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đặt mục tiêu cho công tác đào tạo. Mục tiêu đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 được Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc xác định như sau:

Thứ nhất, xây dựng và triển khai các chương trình phát triển lãnh đạo

cả về kỹ năng lẫn nghiệp vụ chuyên môn; xây dựng và triến khai chương trình quản trị viên tập sự áp dụng cho cả ứng viên bên ngoài và ứng viên nội bộ để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đội ngũ cấp trung; thực hiện các chương trình truyền thông và đào tạo nhằm giúp các cá nhân nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động chung của ngân hàng; nâng cao kỳ năng quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý hiện tại thông qua các chương trình huấn luyện đào tạo và luân chuyển công việc.

Thứ hai, tập trung đào tạo và tái đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ theo

hướng chuyên sâu. Đồng thời, Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam đặt mục tiêu • • • đào tạo sao cho số lượng<^2 • • cán bộ nhân viên được tham gia ít nhất một khóa đào tạo hàng năm đạt tỉ lệ 100% trong đó tập trung phát triến đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khi xây dựng chương trình sẽ căn cứ vào mục tiêu đào tạo đặt ra của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành để xác định mục tiêu cụ thể cho từng khóa học.

Các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam căn cứ vào mục tiêu chung của toàn ngân hàng và căn cứ vào tình hình thực tế tại chi nhánh để có mục tiêu cụ thể. Cụ thể, định hướng và mục tiêu đào tạo trong kế hoạch đào tạo năm 2020 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là các chi nhánh: Tiếp tục cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Ngân hàng Thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam tổ

chức với giảng viên đào tạo nội bộ chuyên nghiệp. Các phòng nghiệp vụ phối

kết hợp chặt chẽ để thống nhất xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo, tập huấn... ; tổ chức tập huấn cho tất cả các cán bộ trong chi nhánh với các chương trình đào tạo như: (i) Đào tạo kỹ năng quản lý, lãnh đạo; (ii) Đào tạo nghiệp vụ: Nhận biết tiền thật - tiền giả; nghiệp vụ ngân quỳ; quản lý ngoại hổi; thấm định đầu tư dự án; thấm định & phân tích báo cáo tài chính... ; (iii) các chính sách mới (Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định) được ban hành

liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung, mục tiêu đào tạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong từng năm là cụ thể trong khi mục tiêu đào tạo của từng chi nhánh vẫn còn chung chung. Mục tiêu của từng khóa học cũng chung chung định tính và chưa có những chỉ tiêu định lượng cụ thể. Mục tiêu đào tạo chỉ xây dựng cụ thể cho từng năm chứ chưa tổng thể và cụ thể cho từng giai đoạn tiếp theo nên mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa đáp ứng nhu cầu lâu dài.

3.2.1.2. Xác định đối tượng đào tạo

Việc xác định đối tượng đào tạo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được thực hiện dựa trên một số căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào quy hoạch cán bộ cũa Ngân hàng Thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam, nhất là quy hoạch cán bộ nguồn cho các chức vụ lãnh đạo. Quy hoạch là việc lựa chọn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn

bị đê bô nhiệm hoặc bô nhiệm lại. Trong ngân hàng có rât nhiêu khóa đào tạo khác nhau về các mảng khác nhau như mảng bán hàng, chất lượng dịch vụ, nghiệp vụ tín dụng, kho quỹ...Với mồi nội dung đào tạo, không phải tất cả những cán bộ làm việc trong mảng đó sẽ được tham gia mà Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam sẽ ưu tiên cử những cán bộ nằm trong diện quy hoạch đi học. Sau khóa học, các cán bộ này thậm chí sẽ có nhiệm vụ truyền đạt lại nội dung đã được đào tạo cho những cán bộ khác

trong chi nhánh.

Thứ hai, căn cứ vào nội dung khóa đào tạo sẽ cử các cán bộ phù hợp

nhất tham gia. Các chương trình đào tạo nâng cao sẽ dành cho cán bộ cao cấp hoặc các cán bộ được quy hoạch cho các chức vụ lãnh đạo tham gia. Chủ yếu

lựa chọn đối tượng sẽ do các Giám đổc Chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch hay Trưởng phòng nghiệp vụ lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế của mình.

Việc lựa • • chọn• căn cứ vào trình độ • chuyên môn và các quy1 • định cụ• thể cho từng lớp học của Ngân hàng thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam . Ngoài ra, việc lựa chọn đối tượng đào tạo sẽ căn cứ trên một số yếu tố khác như nguyện vọng cùa người lao động, yếu tố thời gian của các cán bộ được cử đi học ...

Hàng năm, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam gửi thông báo trụ sở chính và các chi nhánh tố chức khóa đào tạo về chức danh Trưởng phòng dịch vụ khách hàng có ghi rõ đối tượng học viên gồm: (i) Trưởng phòng/Phó Trường phòng dịch vụ khách hàng hoặc quy hoạch Trưởng phòng dịch vụ khách hàng các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại co phần Ngoại thương Việt Nam; (ii) Trưởng Phòng/Ban tại Trụ sở chính có tham gia hoặc có ảnh hưởng tới quá trình lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi

dịch vụ khách hàng của Chi nhánh: Phòng tài chính kế toán, Phòng Chính sách phát triển sản phẩm, Khối quản lý rủi ro...

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện tốt ở điếm đối tượng được cử đi học công khai, dân chủ đáp ứng nguyện vọng nâng cao trình độ của họ, và kế hoạch của ngân hàng trong việc quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn. Tuy nhiên, một số bộ phận

cử người đi học không đúng đối tượng. Trình độ học viên tham gia các khóa học thường không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Các khóa học thường không khảo sát đầu vào cho các học viên nên trình độ của họ thường không đồng đều ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp thu và chất lượng sau đào tạo. Còn tồn tại tư tưởng chạy theo số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực.

3.2.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang áp dụng chủ yếu dựa trên thông tin phản hồi cho các yêu cầu, đề xuất chủ quan của các Chi nhánh gửi đến. Có các hình thức xác

định nhu cầu đào tạo như sau:

Thứ nhất, các lớp đào tạo do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam tồ chức: Ngân hàng lập kế hoạch đào tạo cho cả năm tiếp theo dựa trên nhu cầu do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khảo sát. Sau đó gửi công văn thông báo xuống cho chi nhánh kèm mầu danh sách đăng ký.

Khi có lớp học gân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam gửi công văn thông báo, nếu chi nhánh bố trí được người thì cử đi học nếu không thì thông báo cho Ngân hàng không cử cán bộ đi học. Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, mức độ phức tạp của công việc, đòi hỏi

của công việc, phát sinh trong kinh doanh, các chi nhánh sẽ làm công văn đề đề xuất lên gân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, yêu cầu

được đào tạo. gân hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam sẽ triên khai các bước tiếp theo để triển khai khóa đào tạo.

77/ứ hai, các lóp đào tạo do cơ sở đào tạo bên ngoài tổ chức: Cuối mồi năm Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam căn cứ vào kế

hoạch đào tạo của Ngân hàng trong năm để xác định có nghiệp vụ, kiến thức nào cần thiết cho công việc mà Ngân hàng không đủ điều kiện tổ chức. Khi đó, Ngân hàng Thương mại cồ phần Ngoại thương Việt Nam sẽ trực tiếp liên

hệ gửi nhu cầu đến một cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đó hoặc do cơ sở đào tạo đó tìm hiểu được nhu cầu đào tạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam sẽ gửi bản chào về chương trình đào tạo bao

gồm chi tiết các nội dung liên quan như chương trình, chi phí giảng viên, phương pháp đào tạo... Ban giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam xét thấy nằm trong kế hoạch đào tạo, phù hợp với yêu cầu

của ngân hàng đồng thời xem xét năng lực đào tạo của cơ sở đó và mức chi phí cho phép sẽ ký phê duyệt.

Cách xác định nhu cầu đào tạo của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có quy trình, phù hợp với kế hoạch đào tạo của chi nhánh. Tuy nhiên, độ tin cậy của thông tin dùng xác định nhu cầu đào tạo chưa cao vì phần lớn không phải là kết quả cùa quá trình điều tra chính xác. Vì vậy nhu cầu mà Ngân hàng

Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tổng họp hàng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo chưa phản ánh hết được nhu cầu thực tế. Nội dung khảo sát nhu cầu đào tạo do Ngân hàng đề xuất còn đơn giản. Nguyên nhân là do Ngân hàng chưa có phương pháp tiên tiến đế xác định và đánh giá nhu cầu đào tạo khách quan và khoa học.

3.2.1.3. Xác định kinh phi đào tạo

Xác định kinh phí đào tạo của mồi khóa đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: (i) Địa điểm đào tạo: Đối với những khóa đào tạo tại trụ sở Ngân

hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam hoặc tại trụ sở của Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ tận dụng được cơ sờ vật chất có sẵn nhưng với những khóa đào tạo tại chi nhánh hoặc tỉnh, nếu không có địa điểm đào tạo phù hợp, chắc chắn việc dự trù kinh phí đào tạo sẽ phải tính đến chi phí thuê địa điếm ngoài; (ii) số lượng học viên tham gia: số lượng học viên tham gia ảnh hưởng nhiều tới mức kinh phí đào tạo. Tại trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam hoặc tại trụ sở của Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thường tồ chức các khóa học tập trung, do vậy các học viên tại các tỉnh thành xa địa điểm đào tạo sẽ được hồ trợ chi phí ăn ở đi lại; (iii) Đơn vị thực hiện đào tạo: Tùy thuộc chương trình đào tạo do giảng viên nội bộ giảng dạy hay thuê giảng viên bên ngoài tổ chức mà mức kinh phí sẽ rất khác nhau. Thông thường kinh phí để thuê giảng viên bên ngoài đào tạo sẽ cao hơn nhiều

so với kinh phí do giảng viên nội bộ giảng dạy.

Hàng năm, trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam lên kinh phí dự trù dựa trên mức kinh phí năm trước và kế hoạch đào tạo trong năm, sau đó trình Hội đồng quản trị và Ban giám đốc phê duyệt. Hội

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)