3.2.2.1. Các bước thực hiện chương trình đào tạo
Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam gửi công văn đề nghị Phòng/Ban/Chi nhánh cử học viên tham dự đào tạo, tống họp danh
sách và chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ cho khóa học. Quá trình học tập trong toàn bộ khóa đào tạo, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giảng viên, học viên thực hiện
khóa đào tạo theo yêu cầu, bao gồm:
Thứ nhất, theo dõi việc hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên.
Nội dung giảng dạy có sát với nhu cầu thực tiễn hay không, có được cập nhật và phù họp với thực tế hay chỉ thiên về lý thuyết.
Thời gian truyền đạt có đảm bảo phù hợp với lượng kiến thức cần truyền tải, đảm bảo phù họp để học viên có thế lĩnh hội được kiến thức đưa ra. Việc phân bồ thời gian họp lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự hứng thú học tập của học viên.
Phương pháp truyền đạt có sử dụng các phương pháp đào tạo mang tính tương tác hay không. Giảng viên có áp dụng các bài tập thực hành, bài tập nhóm để học viên tự thảo luận, động não và chốt vấn đề, có như vậy thì học
viên sẽ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình học và vẫn đạt được mục tiêu truyền tải kiến thức một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
Thứ hai, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của học viên trong khóa học.
Nội dung chương trình học tập có làm cho học viên cảm thấy thích thú, có ích cho việc nâng cao năng lực thực hiện của mình hay không. Học viên có thể tham gia trao đổi nhiệt tình với giảng viên về nội dung chương trình, thông qua trao đổi sẽ giúp cho học viên nắm chắc hơn về kiến thức.
Hình thức tổ chức dạy và học có làm cho học viên cảm thấy thoải mái trong sắp xếp thời gian biểu của mình, từ việc đón tiếp, bồi dưỡng, thiết kế các trang thiết bị, bố trí âm thanh, ánh sáng...
Việc đánh giá tinh thần trách nhiệm, thái độ học tập của học viên có thể thực hiện thông qua các biện pháp như thống kê số buối đi học, tinh thần xây dựng bài; từ đó kiếm soát các hành vi không hợp tác của học viên, nâng cao chất lượng đào tạo học viên.
3.2.2.2. Quy mô, kết quả đào tạo.
Giai đoạn từ năm 2016-2020, quy mô đào tạo có sự tăng trường về số khóa, số lượt và tỳ suất đào tạo bình quân/cán bộ. Năm 2016, tồng số khóa
đào tạo là 207 khóa, đên năm 2019 tông sô khóa đào tạo đã tăng lên 388 khóa, tăng 173%. Năm 2020 do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19 đã có ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế xã hội và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng không ngoại lệ, hoạt động đào tạo của năm này có sự thay đổi, số khóa đào tạo giảm 33% so với năm 2019 nhưng số lượt đào tạo vẫn tiếp tục tăng, tỷ suất đào tạo bình quân trên 1 cán bộ từ 1.53% trong năm 2016 đã tăng lên là 3.55% tính đến năm 2020.
Bảng 3.3. Tổng hợp quy mô và số lượng đào tạo (2016-2020)
Năm Số khóa Số lươt• đào tao• (người)
Tỷ suất đào tạo/1 cán bộ
2016 207 21601 1.53 %
2017 248 26571 1.78 %
2018 302 33139 2.13 %
2019 388 46041 2.44 %
2020 258 67988 3.55 %
(Nguôn Ngân hàng Thương mại cô phân Ngoại thương Việt Nam)
Số khóa đào tạo được tồ chức trong năm 2020 là 258 khóa (đạt 103,2% kế hoạch) với 67.988 lượt học viên (đạt 140,2% kế hoạch). Tỷ suất đào tạo bình quân năm 2020 đạt 3,55 lượt đào tạo/cán bộ (tăng 45,5% so với tỷ suất 2,44 lượt/cán bộ của năm 2019). Chú trọng đào tạo các nội dung về nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng cho đội ngũ bán hàng, tăng cường đào tạo nâng cao chất
lượng dịch vụ, đào tạo cập nhật về sản phẩm/quy trình, đào tạo phục vụ các dự án chuyển đổi quan trọng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
80000 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2018 2019 2020 70000 60000 50000 40000 Số khóa —•—số lượt 30000 20000 10000 0
Biêu đô 3.1: Sô khóa đào tạo và sô lượt học viên từ năm 2018 - 2020• • •
(Nguồn Ngãn hàng Thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam)
Năm 2020, để đảm bảo hoạt động đào tạo không bị gián đoạn trong dịch bệnh do dịch Covid-19 dẫn đến những quy định về hạn chế tập trung đông người, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã tăng cường thực hiện đào tạo qua các hình thức phi tập trung (E-leaming, cầu truyền hình và các hình thức trực tuyến khác). Do vậy, tỷ lệ số khóa, số lượt đào tạo qua các hình thức này tăng đáng kể so với năm trước.
M Tập trung /Tại đơn vị
M Video Conference
■ Trực tuyến (MS- Teams, Zoom...)
■ Cử đi học
u E-leaming
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ trọng số lượt đào tạo 2019-2020 theo hình thức
(Nguồn Ngân hàng Thương mại cồ phần Ngoại thương Việt Nam)
Trong năm 2020, sô khóa và sô lượt đào tạo của các nội dung thuộc Khôi Bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt là 26% và 28%. Đây là kết quả của việc đấy mạnh đào tạo cán bộ bán lẻ về kỹ năng cũng như nghiệp vụ, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ cua Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
OPR; 5,1% Lãnh đạo/quản lý; Tỷ trọng số lượt FA; 1,0% HR; 0,3% Đào tạo chung; 3,8% CA; 0,4% Dự Án
Biêu đô 3.3: Tỷ trọng sô lượt/sô khóa đào tạo theo nhóm nội dungV • ” • • • “
(RB: Bán lẻ, CB: Bán buôn, CA: Kiểm tra kiểm soát, FA: Tài chính kể toán, HR: Nhãn sự, SUP: Hỗ trợ, RM: Rủi ro, OPR: Tác nghiệp) (Nguồn Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)