8. Cấu trúc luận văn
1.4.2.6. Viêc xây dựng cơ sở dữ liệu cho thư viện điện tử
Thư viện điện tử trong hệ thống giáo dục từ xa cần được lưu trữ ba loại nội dung: Tư liệu giảng dạy, các bài báo nghiên cứu, sách giáo trình. Thư viện cũng phải hỗ trợ khả năng tra cứu dữ liệu và thông tin từ những thư viện điện tử khác ở trong và ngoài nước.
Dữ liệu giảng dạy đa phương tiện: Hệ thống phải cung cấp bộ công cụ và
chương trình xử lý văn bản cho phép người giảng viên soạn thảo và truyền tải các tư liệu bài giảng lên trên Internet Sever của hệ thống đào tạo từ xa một cách dễ dàng.
Dữ liệu chuyển lên trên Sever sẽ được đưa vào nơi lưu trữ các tư liệu bài
giảng diễn ra trong 16 tuần tùy tính chất mỗi bài giảng, các bài giảng ở mỗi học kỳ
trôi qua sẽ được lưu lại trên CD-Rom. Dữ liệu hình ảnh động được tạo tại phòng đa
phương tiện dùng để cung cấp dịch vụ trên mạng LAN và Internet.
Các bài báo liên quan: Dữ liệu bài báo tham khảo cho bài giảng được quản lý bởi hệ thống thu thập thông tin IRS. Hệ thống này cho phép tìm kiếm thu thập thông tin có chọn lọc hay thu thập toàn bộ tiêu đề, tóm tắt hay toàn văn hản.
Dữ liệu bài báo được lưu trữ thành hai dạng: Dữ liệu dạng văn bản được chuyển thành dữ liệu hình ảnh sử dụng định dạng OCR và PDF. Cần lưu ý vấn để chuyển đổi dữ liệu đa ngôn ngữ với các định dạng này. Ví dụ như dạng PDF không hỗ trợ tiếng Hàn như OCR.
Các SV học tại nhà có thể sử dụng hệ thống tra cứu bài báo này thông qua những công cụ tra cứu Internet như trình duyệt Web.
Sách giáo khoa: Quá trình thu thập, lưu trữ nội dung sách giáo khoa liên quan tới bản quyền. Căn cứ vào những nội dung về bản quyền thư viện điện tử, các nội dung và phần chọn lựa từ sách giáo khoa có thể được công bố trên Internet.
Nhờ việc sử lý nội dung văn bản, các sách giáo khoa trở nên hữu hiệu hơn. Cung cấp dữ liệu cho hệ thống IRS để phục vụ cho hệ thống đào tạo từ xa.
24