Viện đại học Mở Hà Nội

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1.2. Viện đại học Mở Hà Nội

− Viện Đại học ở Hà Nội là một đơn vị có bề dầy truyền thống trong lĩnh vực đào

tạo trực tuyến (E-learning). Từ năm 2009 Viện Đại học mở Hà Nội đã là một

trong những trường đại học đầu tiên triển khai mô hình đào tạo trực tuyến. Sau gần 10 năm thực hiện mô hình của trường đã gặt hái được nhiều thành công đáng nể.

− Theo TS Hà Thu Lan, Giám đốc trung tâm đào tạo trực tuyến Viện Đại học mở Hà Nội thì thành công của mô hình đào tạo trực tuyến được quyết định bởi chất lượng của các bài giảng và học liệu được trung tâm xây dựng và phát triển.

− Ban đầu việc xây dựng bài giảng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kỹ thuật

còn thiếu, đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Trước tình hình đó lãnh đạo trung tâm đã ngay lập tức thực hiện một số biện pháp cấp thiết khi đó:

64

+ Tuyển chọn và gửi đi đào tạo đội ngũ xây dựng bài giảng trực tuyến. Ban

đầu do điều kiện khó khăn về ngân sách, trung tâm chỉ có thể gửi 03 cán bộ đi đào tạo tại Trường TH truyền hình (nay là trường cao đẳng Truyền hình). Các nội dung đào tạo ban đầu chủ yếu là kỹ thuật quay dựng nhằm

đảm bảo mức tối thiểu để có thể ghi hình và dựng được các học liệu giống

như đoạn phim hướng dẫn bài giảng. Bên cạnh đó nhà trường cũng tập chung đào tạo thêm 02 cán bộ trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện để xây dựng kế hoạch đưa bài giảng lên website chính thức của hệ thống đào tạo trực tuyến.

+ Đầu tư xây dựng một phòng thu hình theo tiêu chuẩn để đảm bảo các bài

giảng thu được với nội dung tôt nhất về hình ảnh và âm thanh. Các phần mềm quay dựng, chỉnh sửa cũng được mua của nước ngoài dưới sự đề xuất của cán bộ đã được đi học tại TH truyền hình.

− Để đáp ứng nhu cầu học tập hiện nay. Trung tâm đào tạo trực tuyến Viện Đại

học mở Hà Nội đã phải nâng cấp, đầu tư rất nhiều cho hệ thống phần mềm tích hợp như phần mềm học tập trực tuyến LMS (learning management system), phần mềm quản lý đào tạo EBS, Cổng thông tin điện tử Web portal….

+ Phần mềm học tập trực tuyến LMS (learning management system): sẽ hỗ

trợ quản lý cơ sở dữ liệu học tập (video, audio, tài liệu, bài tập), Quản lý

hoạt động của SV và GV, diễn đàn thảo luận cho SV, quản lý ngân hàng đề

thi trắc nghiệm chấm điểm tự động, quản lý thời gian học tập, tham gia

website của SV và GV…

+ Cổng thông tin điện tử Web portal: được xem là một siêu website, nghĩa là

ngoài chứa đựng mọi thông tin và dịch vụ cần có như một website thông thường, nó còn có khả năng quản trị giao diện cũng như nội dung của nhiều website, cho phép tạo ra các website con; nó còn có khả năng phân loại nội dung, khả năng tìm kiếm và chỉ mục, quản lý nội dung, tích hợp các ứng dụng hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin, khả năng bảo mật và Khả

65

− Việc xây dựng bài giảng E-learning tại viện Đại học mở Hà Nội hiện nay được

cụ thể hóa thành quy trình cụ thể:

+ Xây dựng kịch bản: Được thống nhất giữa bộ phận đào tạo với giáo viên,

cố vấn học tập, kỹ thuật.

+ Ghi hình: Đây là công đoạn được cho là rất quan trọng. Thành phần và cách thức thực hiện như sau:

 Người quay camera (cameraman): Trực tiếp cầm máy quay theo kịch bản. Với những bài giảng thông thường thì cameraman của viện đại học

mở sẽ gồm 2 người. Một người phụ trách máy quay chính và 1 người

phụ trách máy quay phụ. Máy quay chính ghi hình GV giảng còn máy quay phụ ghi lại các thao tác, tiểu tiết trong bài giảng.

 Người phụ trách âm thanh, ánh sáng: số lượng 1 người. Nhiệm vụ của

người này là bao quát tất cả các điều kiện về âm thanh, ánh sáng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến băng ghi hình bài giảng. Từ đó điều chỉnh

ánh sáng trong phòng thu để được hình ảnh tốt nhất. Điều chỉnh âm

thanh thu được trong bài giảng tốt nhất.

 Đạo diễn hình ảnh: Là người chịu trách nhiệm chính về việc ghi hình

những cảnh nào, góc quay ra sao. Trao đổi với GV để thống nhất được

các khung hình cần thể hiện làm nổi bật khả năng truyền đạt của bài giảng tới người học.

+ Biên tập: Bộ phận biên tập bao gồm các chuyên gia CNTT và thiết kế đồ họa thực hiện.

 Người thiết kế đồ họa (graphic designer): Là chuyên gia công nghệ

thông tin chuyên thiết kế các giao diện, hình ảnh, các trình diễn Flash.

 Chuyên gia dựng phim. Sử dụng thành thạo các phần mềm biên tập bài giảng trực tuyến như Adobe Presenter, Adobe Captivete, Lecture Maker,

66

+ Nghiệm thu: Hội đồng gồm các nhà sư phạm, đại diện người học và các bộ phận có liên quan thực hiện. Ý kiến chỉnh sửa được gửi lại cho bộ phận quay dựng và biên tập.

+ Xuất bản:Do bộ phận truyền thông thực hiện

Như vậy, việc xây dựng bài Giảng trực tuyến của Viện Đại học mở Hà Nội

không chỉ tập chung vào việc xây dựng bài giảng E-learning theo chuẩn mà còn

phải tích hợp các phần mềm học tập để đánh giá người học và người dạy. Có sự giao tiếp qua lại giữa các bộ phận liên quan như hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn học tập. Muốn làm được việc đó cần bồi dưỡng và đào tạo được đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp. Đầu tư xây dựng các phòng thu, trang thiết bị phục vụ kỹ thuật quay dựng bài giảng.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)