Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1.1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai mô hình đào tạo trực tuyến

theo lội trình của dự án ACU (Dự án “Thiết lập Trường Đại học mạng ASEAN -

Hàn Quốc” bao gồm 10 nước thuộc khối ASEAN gọi tắt là ACU Project). Lộ trình của dự án ACU gồm 3 giai đoạn:

− Giai đoạn 1 (2010 - 2015): Xây dựng thí điểm tại một số nước Campuchia, Lào,

Mianma, Việt Nam (CLMV).

− Giai đoạn 2 (2015 - 2020): Mở rộng dự án ra các nước thuộc khối ASEAN, cung

cấp và trao đổi các bài giảng trực tuyến trong các nước (CLMV), kết nạp thêm các trường ĐH khác thuộc CLMV.

− Giai đoạn 3 (từ 2020 trở đi): Thiết lập và vận hành mạng lưới các trường ĐH ảo

trong 10 nước thuộc khối ASEAN; Mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn khu vực.

Đến năm 2012, dự án ACU được chính thức triển khai tại Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội. Sau hơn 3 năm (2012 - 2015) thực hiện triển khai đào tạo theo

mô hình đào tạo trực tuyến Đại học Bách khoa Hà Nội, mặc dù thời gian chưa phải

là dài, song với những kết quả đã đạt được, Trường ĐHBK Hà Nội đã rút ra và chia

sẻ những kinh nghiệm về đào tạo trực tuyến, trong đó có những kinh nghiệm trong việc xây dựng bài giảng trực tuyến.

− Cần phải thành lập đội ngũ xây dựng bài giảng E-learning gồm 5 bộ phận chính,

đó là:

(1)Quản lý dự án (Project manager -PM): là người có vai trò quan trọng được coi là người đứng đầu dự án, chịu trách nhiệm về những vấn đề như: Quản lý tiến độ thời gian, phân bổ chi phí; Đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm; Là cầu nối giữa các thành viên nhóm với khách hàng và quản lý

62 (2)Chuyên gia khóa học (Subject Matter Expert -SME): Là chuyên gia trong

lĩnh vực của khóa học (thường là GV); Là người có kinh nghiệm xây dựng

bài giảng nhưng không cần thiết phải có kiến thức đặc thù về E-learning.

(3)Thiết kế bài giảng (Intructional Designer - ID): Không phải là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể của khóa học nhưng có thể giao tiếp tốt với SME có thể hiểu được lĩnh vực cụ thể của khóa học; Có kiến thức về nghệ thuật, thường có chuyên ngành trong các lĩnh vực về thiết kế nội dung,

multimedia…; ID phải nắm được mục tiêu, đối tượng và kỹ năng truyền đạt của khóa học.

(4)Phát triển nội dung (Content Deverloper - CD): Là chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng các công cụ tạo bài giảng (Authoring Tools) để xây dựng bài

giảng E-learning; CD có thể là một hoặc một nhóm gồm 3 đối tượng

(Người thiết kế đồ họa; Người thiết kế chương trình; Người phát triển đa phương tiện.

(5)Chuyên gia phòng thu (Studio Engineer - SE): Có kỹ năng về ghi hình, ghi âm, trộn hình ảnh, phim… xây dựng hiệu ứng và sử dụng tốt các phần

mềm studio; SE có thể coi là đạo diễn hình ảnh trong phim.

− Cần phải xác định các giai đoạn trong quá trình xây dựng và triển khai bài giảng

E-learning. Theo kinh nghiệm của Trường ĐHBK Hà Nội chia sẻ, để xây dựng

và triển khai bài giảng E-learning cần tiến hành qua 6 bước:

(1)Lập kế hoạch (Project Planning): Đây là bước đầu tiên trong một dự án E- learning. Trong bước này Project manager -PM sẽ phải chuẩn bị toàn bộ các điều kiện cần và đủ để thực hiện dự án như: nhân sự, CSVC, hệ thống truyền thông…

(2)Phân tích và phác thảo (Course Analysis & Sketch): Thảo luận - đây là công việc mà chuyên gia khóa học (SME) và người thiết kế bài giảng (ID) phải bàn luận và thống nhất; Tạo bản thảo đầu tiên và phác thảo thử nghiệm;

63 (3)Lập mẫu kịch bản (Prototype Storyboarding): Xác định thời lượng học tập;

Xây dựng bản thảo chính thức; Xây dựng kịch bản thử nghiệm.

(4)Lập mẫu nội dung (Protorype Content Deverlopment): Thảo luận phát triển; Thiết kế giao diện người dùng; Tích hợp đa phương tiện; Khả năng sử dụng và đóng gói.

(5)Lập kịch bản khóa học (Interactive Cours Storyboarding) : Xây dựng bản thảo cho mỗi bài học và nội dung cho mỗi bài học.

(6)Lập nội dung khóa học (Interactive Cours Content Development) : Thảo

luận phát triển; Thiết kế giao diện người dùng cho mỗi bài học, Tích hợp

đa phương tiện ; Giám sát ; Biên tập và đóng gói.

Qua một thời gian triển khai đào tạo trực tuyến trường ĐHBK Hà Nội, đến nay công tác tổ chức đào tạo theo phương thức mới này đã đi vào nền nếp, ổn định và thể hiện những thế mạnh và ưu điểm của hình thức đào tạo trực tuyến. Môi trường học tập rộng mở, thuận tiện, chất lượng đào tạo được nâng cao, người học đã chủ động hơn, năng động hơn, phù hợp với thực tế hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng e learning cho môn bảo trì hệ thống máy tính ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)