Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 29 - 35)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Xét về mặt chủ quan, chúng ta biết rằng để có thể đóng vai trò trở thành lực đẩy, sản sinh các điều kiện và phương tiện cần thiết cho quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, Alexander Đại đế phải sở hữu những tố chất và trình độ nhận thức ở một mức độ nhất định. Nhân tố chủ quan được hiểu là các thành tố mang tính nội sinh, có sẵn, nảy sinh và tồn tại bên trong đối tượng, là cái bên trong, thuộc về tự bản thân chủ thể, mang tính chủ động và không thuộc về khách quan. Trong vai trò của Alexander đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, nhân tố chủ quan chi phối nằm trong phạm trù bao gồm những gì cấu thành thành phẩm chất và năng lực của Alexander Đại đế, phản ánh vai trò của ông đối với những hoàn cảnh hiện thực khách quan trong hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể. Đó là phẩm chất tư duy, trình độ hiểu biết, đến tình cảm, ý chí, nguyện vọng, tâm hồn và tính cách được định hình tự nhiên và dần ổn định thông qua quá trình giáo dục của Alexander Đại đế.

Thứ nhất, Alexander là một con người ham học hỏi, tham vọng và có ý chí.

Từ nhỏ, Alexander đã sớm nảy sinh sự say mê đối với nhiều lĩnh vực. Ông tìm tòi và khám phá nhiều tri thức mới thông qua quá trình tự học và đặc biệt là sự giáo dục từ người thầy Aristotle. Thông qua đó, ông được tiếp thu những điều mới về thế giới tự nhiên, về địa lí, triết học, văn học và thiên văn học. Những kiến thức mà ông cho rằng vô cùng hữu ích và đúng đắn khi có cơ hội được học tập từ thầy. Ông luôn mang theo mình cuốn sách được thầy tặng viết về những trận đánh oanh liệt của

29

Homer trong đó có trận đánh thành Troy. Vài năm sau khi đi chinh chiến ở Ba Tư, ông vẫn luôn nâng niu quyển sách và đặt nó vào một chiếc hộp rất đẹp, quý giá thu được từ những chiến lợi phẩm mà vua Ba Tư để lại. Ngay từ khi còn nhỏ một lần các đại sứ quán từ triều đình Ba Tư đến Macedonia khi vua Philip đi vắng, vị hoàng tử luôn chuyển chủ đề câu chuyện với họ để tìm hiểu về vị trí địa lí của Ba Tư và các nước khác, các tuyến đường khác nhau dẫn vào nội địa hay cách thức tổ chức quân đội châu Á [38, tr.23]

Cũng trong một câu chuyện khác, khi còn nhỏ, ông luôn là một cậu bé tràn đầy năng lượng và muốn khuất phục những điều mà mọi người cho là khó khăn. Một lần nọ, có một con ngựa được gửi làm quà cho vua Philip hay theo một biến thể khác kể rằng vua Philip và Alexander đến một hội chợ bán ngựa, con ngựa trở nên rất nghênh ngang, nó lồng lên và mất kiểm soát, vua Philip tỏ ra không hài lòng và các cận thần cũng bắt đầu lên án nó, song Alexander lại rất có thiện cảm với nó, chăm chú theo dõi, vị hoàng tử nhận ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì con ngựa chịu kích thích trong bối cảnh lạ và có phần sợ hãi trước cái bóng của mình, Alexander đã cầu xin khi vua cha định khước từ nó, từng bước chậm rãi nắm dây cương, Alexander vỗ nhẹ vào cổ nó, xoa dịu bằng giọng nói của mình, tìm cách ngăn cho nó nhìn thấy bóng của mình và nhẹ nhàng nằm lên, cuối cùng con ngựa cũng được trấn an và khuất phục. Con ngựa sau này trở thành một người bạn song hành trên mọi nẻo đường hành quân của Alexander Đại đế.

Thứ hai, năng lực quân sự, tài điều binh khiển tướng, sự thông minh trong việc

đánh giá quân địch, lựa chọn chiến thuật phù hợp và sáng tạo là những điều mà chỉ Alexander Đại đế mới có được, là điều giúp ông thành công trong công cuộc Đông chinh.

Trải qua vô vàn những cuộc chiến từ lúc bắt đầu, tạo sự ổn định tại những vùng kế cận cho đến năm 334 TCN chính thức tiến quân vào châu Á, Alexander đã phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù, tại những nơi có địa hình khác nhau, với những thế mạnh và động thái riêng. Mỗi trận đánh, nghệ thuật quân sự cách tận dụng tối đa sức mạnh đội quân đã được ông thể hiện rất rõ. Chiến thuật sáng tạo đã được thể hiện trong cuộc đột kích vào xứ Thrace năm 335 TCN, người Thrace nằm ở biên giới phía Bắc với vũ khí lăm lăm trong tay, tập hợp thành một hàng rào chắn bằng các chiến xa trên triền núi dốc, đè bẹp hoàn toàn đội quân Macedonia, bài toán quân sự đã được Alexander giải

30

quyết bằng đối sách sử dụng bộ binh hạng nặng đi theo đội hình phalanx, trong đó từng chiến binh nhích từng bước với khiến che kín đầu, theo cách này mà ngăn chặn và triệt tiêu tính sát thương từ các chiến xa lăn xuống. Hiệu quả đã được chứng minh khi người Macedonia đã vượt qua những đợt tấn công, các chiến xa nảy lên trên các tấm khiêng, quân lính hò reo, dũng cảm xông thẳng vào đội hình đối phương. Đặc biệt là trong cuộc đụng độ với Porus, vì Porus đã canh gác tại một điểm đối diện với cứ điểm của Alexander nên Alexander tiếp tục cho quân di chuyển theo hướng mà Porus dự đoán, công khai rằng mục đích của ông là chờ tới mùa mà nước sông hạ xuống để vượt kiên trì cắm chốt chờ đợi thời cơ, Alexander sử dụng kế sách nhằm làm quân Ấn khinh suất bằng cách mỗi tối đưa quân hò hét, gây chú ý làm đối thủ phải bày trận. Việc lặp lại chiêu thức này sẽ làm đối phương theo thời gian mà mất cảnh giác. Kết hợp với cách dụng quân, hướng tấn công và thời điểm thích hợp đã góp phần giúp Alexander Đại đế đánh bại Porus.

Thứ ba, Alexander là một người có thế giới quan tiến bộ, nhận thức về các giá

trị về văn hóa và con người được xem là vô cùng mới mẻ và tân tiến. Khác với tư tưởng của người thầy khi cho rằng các dân tộc ngoài Hy Lạp là những tộc người dã man. Alexander lại có những cách nhìn khác về họ. Ông nhận ra rằng họ cũng là những cộng đồng người có văn hóa, và thậm chí họ còn rất thông minh và chứa đựng những phẩm chất đáng ngưỡng mộ. Nếu Aristotle cho rằng những người không phải Hy Lạp thường man rợ và chỉ có thể làm nô lệ, thì Alexander lại muốn trao quyền công dân cho bất kỳ đối tượng nào trên bước đường mà ông chinh phạt ở Afghanistan và Ba Tư cũng như ở Macedonia.

Vì vậy, Alexander trọng dụng họ, nắm lấy trái tim và đối xử với họ như với những thần dân với tư cách là một vị vua giải phóng. Chẳng hạn như ở Ai Cập, phần lớn các quan chức địa phương được giữ những chức vụ cao và nắm quyền cai trị Ai Cập và chỉ để lại một ít lính gác ở đây. Đối với kẻ thù của mình, mặc dù là đối thủ trên chiến trường nhưng ông vẫn tỏ lòng khâm phục và quý trọng đối với những nhân cách lớn, những con người quân tử, việc cư xử với Porus là một trong những minh chứng rõ ràng nhất. Khác với Darius bỏ chạy khi thất thể để cứu mạng mình, Porus đã đồng hành và chiến đấu vô cùng dũng cảm đến khi bị thương mới tìm đường thoái lui, khi Alexander hỏi ông muốn được đối xử như thế nào, vua Porus vẫn giữ tư thế hiên ngang mà đáp lại rằng: “Ta muốn ngài đối xử với ta như một vị vua”. Trước một vị

31

vua như vậy, Alexander không những không tức giận mà còn trao trả vương quyền cho Porus và cho phép ông mở rộng lãnh thổ sang địa phận khác.

Thứ tư, những phẩm chất khác bao gồm tinh thần gan dạ và dũng cảm, quý

trọng bạn bè, quan tâm đến người khác, lối sống cởi mở phóng khoáng cũng và sự tự chủ bản thân trước dục vọng là những yếu tố chủ quan hình thành nên nhân cách của Alexander, là nguyên nhân lí giải cho nhiều chính sách và việc làm khuyến khích sự gặp gỡ và học hỏi văn hóa lẫn nhau. Alexander rất quan tâm và luôn thể hiện sự thương cảm đối với toàn bộ binh lính. Sau trận Granicus, ông đã tới thăm họ, kiểm tra vết thương, hỏi han từng người xem họ bị thương như thế nào và trong hoàn cảnh nào, sẵn sàng lắng nghe câu chuyện và cho phép họ phóng địa tùy thích, đối với kẻ thù ông cũng tiến hành những nghi lễ chôn cất đối với các thủ lĩnh người Ba Tư và lính đánh thuê người Hy Lạp [1, tr. 110]. Khi mùa đông đến sau trận ở Granicus, Alexander đã tuyến bố với quân đội rằng tất cả những người, cả sĩ quan và binh lính đã kết hôn trong năm, có thể về nhà nếu họ chọn để nghỉ đông với vợ và trở lại quân đội vào mùa đông. Không những đối với quân lính, Alexander còn rất tâm lí khi quan tâm đến gia đình của những quân sĩ thương vong, cha mẹ và con cái của họ được miễn các khoản thuế ở địa phương cùng các tất cả hình thức nghĩa vụ cá nhân hoặc các khoản thuế đánh vào tài sản.

Alexander cũng là người có niềm tin bất di bất dịch vào bạn bè, và rất trọng tình nghĩa. Trong một lần ông bị sốt cao và co giật, khi các thầy thuốc đều tuyệt vọng thì một người hầu cận, một binh lính thiện chiến Philip đã dâng lên cho ông một liều thuốc xổ, song Parmenio lại gửi mảnh giấy với nội dung: “Xin bệ hạ hãy cẩn trọng với

Philip, thần được báo tin rằng y đã bị Darius mua chuộc để đầu độc ngài” [1, tr.151],

trước lời cảnh báo nguy hiểm, Alexander vẫn nhẹ nhàng đón lấy chén thuốc và đưa mảnh gấy cho Philip, Philip bình tâm, Alexander vẫn uống liều thuốc và dần bình phục.

Trong bất kì trận chiến nào, Alexander Đại đế đều là người tiên phong, dẫn đầu Đại quân, điều phối và chi viện lúc cần thiết.Trong trận Granicus, Alexander giữ vị trí đầu não của cánh phải, đứng ở giữa dòng sông chiến đấu oanh liệt, khi cuộc chiến đang ở thời điểm gay gắt, cây giáo của Alexander đã bị gãy, khi vệ sĩ của Alexander đưa cho ông cây giáo của mình, cũng là lúc Alexander phi nước kiệu, xông thẳng, dùng giáo đập mạnh vào mặt và hất Mithridates, con rể của vua Darius, ngã xuống

32

ngựa. Hay trong trận đánh với Porus được ghi chép lại “đích thân ngài di chuyển cùng kỵ binh, ngay khi nhận được tin tức chính xác về số lượng quân địch, ngài đã tấn công ngay lập tức, và quân Ấn Độ khi nhìn thấy đích thân Alexander dẫn theo lực lượng kỵ

binh đông đảo của ngài tấn công cấp tập vào họ thì đều nhất loạt tan vỡ và bỏ chạy

[1, tr.375].

Mặc dù Alexander nhiều lúc đắm chìm trong men say, trở nên cực đoan trước những ý muốn của bản thân, song ở ông luôn giữ được sự tôn nghiêm của một vị vua, một nhân cách khiến người khác và ngay cả kẻ thù của ông cũng phải ngưỡng mộ. Sau trận Issus, gia đình của Alexander Đại đế đều trở thành tù binh của Alexander Đại đế, họ được đối xử một cách tôn trọng, như đối với gia đình của ông và còn được giữ tước vị hoàng tộc. Về vợ của Darius, người được ca ngợi hết lời về vẻ đẹp không ai sánh được, được xem như người phụ nữ đẹp nhất châu Á, nhưng Alexander trước sau không có tà ý hay ý đồ lợi dụng nào, ông tôn trọng và để nàng được yên [12, tr.253]. Qua đó, chúng ta thấy rằng Alexander có khả năng kiểm soát và làm chủ bản thân mặc dù là một vị vua trẻ và nắm trong tay quyền lực rất lớn.

Những phẩm chất và năng lực mà Alexander Đại đế có được là vì xuất phát từ thiên phú bẩm sinh, cùng sự định hướng của người cha, sự thương yêu và kì vọng của người mẹ và quá trình giáo dục vô cùng hiệu quả từ người thầy Aristotle. Aristole là một nhà triết học và bác học xuất sắc nhất thời kì cổ đại và là học trò của Platon, Aristotle được đánh giá là một trong những người thông minh, tài năng nhất thời đó khi có nhiều nghiên cứu thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: vật lý, hình học, văn thơ, kịch nghệ, âm nhạc, lý luận, ngôn ngữ, chính trị, sinh học. Ông được xem là một trong ba trụ cột của triết học cổ đại, là người thầy của toàn nhân loại trong suốt 20 năm, là quy chuẩn để thống nhất các ý kiến [4, tr.104]. Nhà triết học vĩ đại đã cho Alexander một nền giáo dục nghiêm ngặt và toàn diện, chuẩn bị cho cậu bé định mệnh mà cha cậu đã chọn sẵn. Triết gia lỗi lạc này là người thầy đã dạy cho Alexander về rất nhiều lĩnh vực không chỉ quân sự mà còn là văn hóa, triết học, lịch sử, chính trị, địa lí học, thiên văn học và lịch sử tự nhiên (sinh học).

Không dừng lại ở đó, Aristotle đã huấn luyện Alexander về mọi mặt như thuật hùng biện và văn học, gợi lên các sở thích, vốn hiếu biết và niềm say mê trong triết học và khoa học nói chung cho vị hoàng tử nhỏ tuổi. Những kiến thức và lối giáo dục toàn diện của Aristotle đã phát huy được những phẩm chất bẩm sinh của Alexander.

33

Nó đã gieo vào lòng ông niềm say mê với văn hóa Hy Lạp và niềm yêu thích khoa học. Điều đó giải thích lí do vì sao cuộc Đông Chinh của Alexander không chỉ gói gọn trong khuôn khổ một chiến dịch quân sự. Mà nó còn là một cuộc thám hiểm và khuếch trương văn hóa mạnh mẽ đối với thế giới con người. Những vùng đất mới được người phương Tây biết đến, các hiện tượng văn hóa và đặc điểm tự nhiên được ghi chép lại, văn hóa phương Đông và phương Tây có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau. Aristotle cũng là người tặng cho Alexander cuốn sách của những vị anh hùng trong cuộc chiến thành Troy, khuyến khích sự tò mò hình thành tham vọng tiến về phương Đông. Và hơn cả người thầy, Alexander mang đến cho thế giới lúc bấy giờ một cái nhìn mới mẻ về con người phương Đông, về văn hóa của họ và mở cánh cửa cho sự chuyển biến vượt bậc của quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây.

Để chuẩn bị cho người con những tố chất cần thiết của một vị vua, với vai trò là người cha, vua Philip II đã dạy cho con trai mình những kiến thức về nghệ thuật quân sự, sắp xếp cho việc học tập cho Alexander Đại đế. Ông chính là người lập nên ngôi trường nhằm tạo ra một đội ngũ lính tráng tinh hoa đủ sức để chinh phạt đế quốc Ba Tư. Không những vậy, theo như nhà khảo cổ học Angeliki dẫn giải “Vua Philip đã từng sống ở Thebes (Ai Cập) vài năm nên mang theo nhiều ý tưởng lạ đến Hy Lạp, chẳng hạn như việc truyền bá tiền xu; hoặc biến Macedonia thành một không gian

chính trị năng động và cách mạng hóa quân đội” [23].

Những phẩm chất và năng lực của Alexander là nhân tố cốt yếu hình thành nên một con người vĩ đại đủ sức để thực hiện công cuộc Đông chinh, đủ nhận thức để tôn trọng các dân tộc khác mà ông đã tiếp xúc, đủ tầm nhìn xa để kiến tạo và thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây. Nếu như Alexander chỉ đơn thuần là một nhà quân sự mà thiếu đi nền móng hiểu biết về thế giới, không có sự say mê với những điều mới mẻ hay chẳng có sự thích thú gì với văn hóa Hy Lạp thì dù có hằng hà sa số những điều may mắn xảy ra trên con đường chinh phục vĩ đại thì vai trò của ông đối với quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây sẽ trở nên mờ nhạt và thậm chí là không đáng kể. Sự thành công của một con người khi tạo nên những dấu ấn vĩ đại cho lịch sử cốt yếu nằm ở những yếu tố bên trong, lúc này các tác nhân bên ngoài sẽ đóng vai trò như chất

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 29 - 35)