Trên phương diện ngôn ngữ, văn học

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 64 - 66)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Trên phương diện ngôn ngữ, văn học

Ngôn ngữ và văn học là nơi lưu giữ phần hồn của con người, các mối liên hết xã hội được tạo dựng thông qua giao tiếp bằng con người, lịch sử văn minh dày lên qua những trang sử sách được lưu truyền qua ngàn đời, con người tránh lặp lại những sai lầm từ kinh nghiệm thu nhặt qua hàng ngàn năm, văn học cũng được truyền tải từ nghệ thuật dùng từ, là thế giới phản ánh chân thực đời sống con người qua các giai đoạn và là nguồn vui thể hiện các giá trị văn hóa đặc biệt. Chính vì thế, ngôn ngữ và văn học là hai phương diện biểu hiện nổi bật cho quá trình giao lưu văn hóa Đông Tây. Alexander Đại đế đã xây dựng một đế quốc rộng lớn được kết nối trong một mạng lưới thương mại và buôn bán quốc tế rộng lớn. Mạng lưới này được thống nhất bởi ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp. Tiếng Hy Lạp nhanh chóng trở thành ngôn ngữ giao thương của mọi người từ khắp đế chế và được hưởng lợi từ việc sử dụng phổ biến ngôn ngữ này [51]. Nhờ vậy mà bấy giờ họ có thể dễ dàng hiểu nhau bất kể văn hóa và ngôn ngữ cá nhân từ những khu vực khác nhau. Thời vua Ashoka (272 - 232 TCN) thuộc vương triều Maurya tại Ấn Độ cho dựng nhiều cột đá để ghi nhớ những chiến công của mình, rải rác hầu khắp bán đảo Ấn Độ, các cột này thường được khắc bằng những chữ viết thông dụng của địa phương, vượt qua dãy Hindu Kush còn có cả còn khắc cả chữ Hi Lạp [14, tr.111].

Chữ Hy Lạp được sử dụng là hệ quả của việc Alexander đã từng cất quân chinh phục nơi đây. Hay một chỉ dụ khác của vua Ashoka được viết bởi bản dịch tiếng Hy

64

Lạp song song, rõ ràng là để phục vụ cho dân địa phương [3, tr.37]. Ở Pakistan ngày nay và miền Bắc của Ấn Độ, người ta gọi vị vua cổ đại là 'Sikander-e-Azam', dịch đơn giản là Alexander Đại đế, Alexander đã kết nối hai phần của thế giới bằng thương mại, khi đế chế Ba Tư thời đó bị chinh phục, mối quan hệ giữa Hy Lạp và Ấn Độ trở nên trực tiếp hơn mà không có Ba Tư, tiếng Hy Lạp đã phát triển thành tiếng nói của các thương nhân, vì vậy sẽ không có rào cản ngôn ngữ giữa người phương Tây và người Nam Á [59]. Như vậy, sau cuộc chinh phục Tiểu Á, Syria và Ai Cập của Alexander Đại đế, tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ tiêu chuẩn của những người cai trị tại các trung tâm đô thị mới của các quốc gia này [62] và trong những thập niên sau cái chết của Alexander Đại đế theo thời gian có thể nghe và nhìn thấy tiếng Hy Lạp ở khắp Trung Á và thung lung Ấn Độ [3, tr.37]. Cụ thể hơn là việc sử dụng tiếng Hy Lạp hằng ngày của các quan chức một thế kỉ sau khi Alexander Đại đế mất đi, như các hóa đơn thuế và tài liệu liên quan tới tiền lương của binh sĩ ở Bactria vào khoảng năm 200 TCN. Hay trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giao, tiếng Hy Lạp cũng được khắc trên một số ngai thờ bằng đá như một sự trang trí tại Ấn Độ [3, tr.38].

Như vậy, tiếng Hy Lạp đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến và lan rộng từ nhiều khu vực trong đế quốc Đông chinh, người dân sử dụng tiếng Hy Lạp, các quan chức Macedonia cũng sử dụng tiếng Hy Lạp vào các mục đính quản lí và kiếm soát tại Tiểu Á cho đến Ấn Độ. Vào đầu thế kỷ II TCN, chỉ cần dùng tiếng Hy Lạp để giao tiếp, có thể đi từ phía nam nước Pháp hiện đại đến Ấn Độ.

Văn học Hy Lạp cũng xâm nhập và thẩm thấu vào những tác phẩm phương Đông. Theo Ptutarch, những nam thanh niên ở Ba Tư và xa hơn nữa lớn lên đọc Homer và ngâm những bị kịch của Sophocles và Euripides [3, tr.38]. Tại Ấn Độ, người ta cho rằng sử thi Ramayana, viết bằng tiếng Sanskrit (tiếng Phạn), vay mượn từ Iliad và Odyssey, đề tài Ravana bắt cóc nàng Sita là âm hưởng trực tiếp từ cuộc bỏ trốn của nàng Helen với chàng Paris thành Troy, còn những ảnh hưởng và cảm hứng cũng tuôn chảy theo cả hướng khác nữa, một số học giả lập luận rằng trường ca Aeneid tới lượt nó lại chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm Ấn Độ, chẳng hạn như Mahabrahata [3, tr.39]. Công cuộc Đông chinh của Alexander Đại đế đã mở ra không gian và con đường khai sáng cho các dân tộc trên các vùng đất ông chiếm đóng, họ được mở mang và tiếp xúc, tiếp nhận với những tuyến nội dung, nhân vật, ý tưởng văn học mới, biến tấu và bổ sung để hình thành nên những tác phẩm văn học phù hợp với

65

nền văn hóa bản địa, những sự giao lưu văn hóa về văn hóa được thực hiện hóa thông

qua hoạt động giao thương, lữ hành và hoạt động tôn giáo. Ngoài ra, ở Khanoum thuộc

miền Bắc Afghanistan - một thành phố mới được Seleucus - những câu châm ngôn đầy ý nghĩa về kim chỉ nam trong cuộc sống từ Delphi được khắc lên một tượng đài nói rằng:

Khi còn nhỏ, hãy ngoan ngoãn

Khi thanh niên, hãy kiểm soát bản thân Khi trường thành, hãy công chính

Khi già, hãy khôn ngoan

Khi chết, hãy chết không đau đớn

Giờ đây trung tâm của văn học không còn là Athen mà là Alexanderia, nơi sản sinh ra dự đoán tâm lý học, tiểu sử và tự truyện [37], tất cả xuất phát từ thành phố được Alexander xây dựng ở Ai Cập.

Như vậy, dưới tác động của của cuộc Đông chinh của Alexander, ngôn ngữ Hy Lạp được lan tỏa và sử dụng, nó không còn gói gọn trong một phạm vi và khu vực nhất định mà mở ra khắp châu Á, góp phần thúc đẩy các hoạt động thông thương, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa được diễn ra thuận lợi. Đời sống tinh thần cũng được nâng cao thông qua các tác phẩm văn học chất chứa ý tưởng phong phú, không ngừng học hỏi và tiếp biến, phản ánh khát vọng và cuộc sống hiện thực của con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của alexander đại đế đối với quá trình giao lưu văn hóa đông tây (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)